(GLO)- Ngày 17-10-2023, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và Thượng tướng Vũ Lăng.
(GLO)- Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều người dân cũng như các cựu chiến binh lại nhớ về Chiến thắng Plei Me-trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên.
(GLO)- Lần này tôi tìm về với Gia Lai để thăm đồng đội Rơ Chăm Hết-người đàn ông Jrai duy nhất trong đội hình Tiểu đoàn 631 anh hùng trực thuộc Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.
Cuộc gọi lúc chiều muộn ngày 25/7 của Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum Nguyễn Thanh Mân khiến tôi quyết định gác lại mọi công việc đã lên kế hoạch trong ngày mai, 26/7.
(GLO)- Tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều vị tướng từng chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng. Đối với họ, mảnh đất này không chỉ gắn liền với những chiến công vang dội như: Plei Me, Đak Tô-Tân Cảnh và đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên mà còn thấm đẫm nghĩa tình đồng đội, đồng chí, đồng bào.
(GLO)- Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), đoàn cán bộ, cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng-Sư đoàn 320 đã tổ chức chuyến về nguồn ý nghĩa ở chiến trường Tây Nguyên.
(GLO)- Ngày trước, ba tôi thường mang đôi dép cao su. Ba kể, đó là đôi dép từng gắn bó với ba lúc còn chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Nhờ nó mà ba và đồng đội đã vượt đèo, lội suối, trải qua bao gian nguy của cuộc kháng chiến nhưng đều kiên cường vượt qua. Năm tháng dần trôi, nhiều kiểu dép mới thịnh hành ra đời nhưng ba vẫn nâng niu đôi dép cao su cũ như một chứng nhân lịch sử. Từ đôi dép cao su, ba dạy tôi phải biết trân trọng những đồ vật đã từng thủy chung gắn bó với cuộc đời mình.
(GLO)- Ngày nay, trước sự bề thế và tiếng tăm của Viện 211, nhiều người muốn tìm hiểu ít nhiều về lịch sử đầy khó khăn và thách thức của đơn vị thuở ban đầu. Xin xâu chuỗi một số chi tiết trong tập hồi ký “Tây Nguyên ngày ấy“ của cố GS-BS. Lê Cao Đài-nguyên Viện trưởng Viện 211-để tìm về buổi ban đầu của Viện.
(GLO)- “Càng đi, càng thấy có thêm nhiều con đường mới, có lúc chúng tôi còn gặp những tuyến đường cắt ngang đi xuống các chiến trường và gặp cả đường ô tô, xe, người ra vào nườm nượp. Có đi đến đây mới thấy được sự gian nan vất vả của các chiến sĩ giao liên đường dây 559, thấy được sự vĩ đại của tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh-con đường thống nhất Bắc-Nam“.