Chuyện chưa kể về 3 vị tướng anh hùng trên chiến trường Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 17-10-2023, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và Thượng tướng Vũ Lăng.

Đây là 3 vị tướng trưởng thành từ Tây Nguyên và những chiến công của họ gắn liền với những bước phát triển của phong trào cách mạng nơi đây.

Những chiến công vang dội

Trò chuyện với chúng tôi, Trung tướng Lê Quang Minh-Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam-cho biết: Nét đặc biệt của 3 vị tướng này là họ có trên 10 năm sống, chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên, dấu chân đã in đậm trên mỗi tên đất, tên làng. Tên tuổi của những vị tướng này đã gắn với những chiến dịch như: Plei Me, Sa Thầy, Đak Siêng, Đak Tô-Tân Cảnh, Buôn Ma Thuột... là những dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, luôn in đậm trong lòng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và là nỗi khiếp sợ của kẻ thù.

Trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đại diện các gia đình: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Thượng tướng Vũ Lăng. Ảnh: V.H

Trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đại diện các gia đình: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Thượng tướng Vũ Lăng. Ảnh: V.H

Nhắc đến Thượng tướng Hoàng Minh Thảo-Phó Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên, Tư lệnh Chiến dịch Tây nguyên, nhiều người sẽ nhớ đến Chiến dịch Đak Tô 1 và Đak Tô-Tân Cảnh. Đại tá Nguyễn Bá Lực-Tư lệnh Quân đoàn 3-cho hay: Trong 2 chiến dịch này, lần đầu tiên quân ta xây dựng các khu quyết chiến chuẩn bị sẵn. Khi địch tấn công các khu vực khác, ta quyết tâm bám trụ, giữ chốt, tiêu hao sinh lực địch, chờ địch vào vị trí ta chuẩn bị sẵn. Với cách đánh đưa pháo lên cao, vào gần, bắn thẳng, tiêu diệt địch ở khu quyết chiến, ta đã làm tê liệt sân bay, gây thiệt hại nặng sở chỉ huy dã chiến của Sư đoàn bộ binh 4 Mỹ, xóa sổ trại biệt kích ngụy…

Nghệ thuật quân sự mà Thượng tướng Hoàng Minh Thảo sử dụng trên chiến trường Tây Nguyên là vận động bao vây tiến công liên tục, đánh bại chiến thuật đóng chốt trên điểm cao và thủ đoạn di tản, co cụm của quân ngụy với phương châm “Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, mở ra khả năng tổ chức những chiến dịch lớn hơn, có thể đánh và tiêu diệt từng trung đoàn, đánh thiệt hại sư đoàn địch trên chiến trường Tây Nguyên.

10 năm gắn bó với chiến trường Tây Nguyên, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau như: Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy, Chính ủy-Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên (B3)-Quân đoàn 3. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Tây Nguyên bước vào giai đoạn cam go, ác liệt, một trong những vấn đề nổi cộm gây băn khoăn trong cán bộ, chiến sĩ các đơn vị ở Mặt trận Tây Nguyên lúc này là: “Ta có đánh thắng được quân Mỹ không?” và “Đánh bằng cách nào?”. Để giải quyết câu hỏi đó, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp-Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận đã tham mưu, đề xuất với Đảng ủy-Bộ Tư lệnh mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên toàn Mặt trận, trong đó tập trung quán triệt nghị quyết, nhiệm vụ, cách đánh vây điểm, diệt viện. Từ đó, “Tìm Mỹ mà diệt”, “Tìm ngụy mà đánh” trở thành phong trào sôi nổi trong các lực lượng vũ trang Tây Nguyên. Trong Chiến dịch Plei Me, qua hơn 1 tháng chiến đấu chủ động, liên tục tiến công, ta đã diệt gọn 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ, tiêu diệt 1 chiến đoàn bộ binh cơ giới hỗn hợp quân ngụy, bắn rơi và phá hỏng 59 máy bay lên thẳng, phá hủy 89 xe quân sự. Điều này khẳng định, quân và dân Tây Nguyên đủ khả năng để đánh thắng Mỹ.

Nhiều người nhắc đến Thượng tướng Vũ Lăng-Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, Phó Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên là một bậc thầy về nghi binh, lừa địch. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước-nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3-từng chia sẻ với chúng tôi: “Sau nhiều lần nghiên cứu kỹ lưỡng thực địa và các hình thái bố trí lực lượng đối phương tại Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, đứng đầu là Tư lệnh Vũ Lăng đã thống nhất cách đánh: Nghi binh thu hút địch về Kon Tum và Pleiku, tạo sơ hở ở Buôn Ma Thuột để đột phá tiêu diệt địch và làm chủ thị xã trong thời gian ngắn nhất. Thượng tướng Vũ Lăng và Bộ Tư lệnh gần như không ngủ”. Không chỉ đề ra kế sách nghi binh mà khi chiến dịch diễn ra, Tư lệnh Vũ Lăng đã trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 10 đánh chiếm Đức Lập trong thời gian ngắn, hoàn thành tốt phương án tác chiến và ý đồ tiến công của Bộ Tư lệnh. Sau đó, ông tiếp tục trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 10 đánh chiếm Lữ dù 3 ngụy tại đèo Phượng Hoàng và truy kích địch tháo chạy trên đường 7.

Nặng lòng với Tây Nguyên

Chiều cuối năm, tiết trời se lạnh, chúng tôi may mắn được gặp người thân của các vị tướng vang danh một thời khi họ đến TP. Pleiku. Ông Vũ Dũng-con trai của Thượng tướng Vũ Lăng bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng chất giọng trầm: “Cả cuộc đời cha tôi đều dành cho binh nghiệp. Ông rất nghiêm khắc khi dạy dỗ chúng tôi. Những năm ở chiến trường Tây Nguyên, ông ít về thăm nhà, nếu có về thì cũng vài ngày rồi đi. Đầu năm 1974, cha tôi về thăm nhà và bảo với chúng tôi là sẽ đi công tác xa, khi nào Tây Nguyên giải phóng, đất nước thống nhất sẽ quay về. Một buổi sáng, tôi đang đi học thì cha tôi đến trường xin phép cho tôi nghỉ 3 ngày. Ông bảo: “Con hãy lên xe đi cùng ba vào khu 4 rồi sẽ có xe đưa con ra Hà Nội”. Ngày ấy, tôi mới học lớp 10.

Tôi vẫn nhớ như in những lời cha nói: “Các con đang sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào và bạn bè cùng trang lứa với con ở miền Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng đang sống trong cảnh chiến tranh, chịu bao cực khổ. Dù thế nhưng Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên vẫn một lòng theo cách mạng, đùm bọc, che chở cho bộ đội, thậm chí còn nhường cả những củ mì, bát gạo cho bộ đội đủ sức để đánh giặc còn mình thì nhịn đói”.

Câu chuyện giữa chúng tôi và ông Dũng nhiều lần bị gián đoạn vì ông không cầm được nước mắt khi nhớ về người cha của mình. “Mãi đến sau này, chúng tôi mới hiểu tại sao cha tôi lại có nhiều tình cảm đối với Tây Nguyên như thế. Mẹ tôi cũng thường bảo: “Cha các con đã chiến đấu và trưởng thành từ mảnh đất Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc đã chở che bao bọc cho ông và những đồng đội. Vì vậy, nếu có điều kiện, con hãy đến nơi đó nhiều hơn”-ông Dũng kể.

Gia đình Thượng tướng Vũ Lăng tham quan Bảo tàng Quân đoàn 3. Ảnh: V.H

Gia đình Thượng tướng Vũ Lăng tham quan Bảo tàng Quân đoàn 3. Ảnh: V.H

Khi có mặt tại Bảo tàng Quân đoàn 3, nhìn những tư liệu, hiện vật, trong đó có hình ảnh cha mình đang ngồi cùng Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên bàn bạc cách đánh địch, Thiếu tướng Hoàng Hoa Châu-con trai của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo-không giấu được sự xúc động. Ông tâm sự: “Ba tôi luôn nhắc chúng tôi phải biết rõ lịch sử. Để đất nước hòa bình và thống nhất như hôm nay, biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống. Với Tây Nguyên, gắn bó với chiến trường này hơn 10 năm, ông được đồng bào các dân tộc che chở, nuôi dưỡng và đùm bọc. Chính vì vậy, ông luôn nặng lòng với mảnh đất này. Sau này khi đã nghỉ hưu, ba tôi kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện, trong đó có câu chuyện về Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 12-4-1975, khi được giao chuẩn bị tham gia Chiến dịch Sài Gòn-Gia Định, lúc này Tây Nguyên đã giải phóng, nhiều ý kiến của quân-dân Tây Nguyên đều cho rằng đây là chiến dịch lớn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì vậy cần lấy tên Bác Hồ để đặt tên cho chiến dịch. Từ các ý kiến đó, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã báo cáo với Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và ngày 14-4-1975, Bức điện số 37/TK của đồng chí Lê Duẩn gửi đến mặt trận Sài Gòn “đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ba tôi luôn tâm đắc với ý kiến này bởi nó thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của quân dân Tây Nguyên đối với Bác Hồ”.

Thiếu tướng Hoàng Hoa Châu chia sẻ: “Tôi rất tự hào vì mỗi lần đến Gia Lai đều thấy những đổi thay, người dân nơi đây vẫn sâu đậm nghĩa tình, thủy chung, mến khách. Có lẽ ba tôi và nhiều đồng đội của ông luôn tự hào về sự đổi thay ấy”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).