Chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước qua bảy thập kỷ của hội họa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Triểm lãm 'Đất nước tôi' của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ mang đến 80 tranh phong cảnh đa dạng về phong cách cá nhân, tạo hình, màu sắc... ra đời từ thập niên 1930 đến gần cuối thập niên 2000.
Tranh sơn mài ''Làng ven đê'' (Đỗ Thị Ninh, 1993)

Tranh sơn mài ''Làng ven đê'' (Đỗ Thị Ninh, 1993)

Thông tin từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết triển lãm tranh "Đất nước tôi" sẽ diễn ra từ 24/8 đến 10/9/2023. Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023).

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm phong cảnh tiêu biểu, được sáng tác trong nhiều giai đoạn khác nhau từ 1930-2007. Tác giả đều là những tên tuổi lớn hoặc đáng chú ý của giai đoạn này.

Thế hệ mỹ thuật Đông Dương từ 1925-1945 có Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Phan Kế An, Huỳnh Văn Thuận…, tiếp đó thế hệ mỹ thuật thời kháng chiến có Lưu Công Nhân, Đường Ngọc Cảnh, Trần Thanh Ngọc… và gần đương đại nhất có Đỗ Thị Ninh, Lê Vân Hải, Đặng Thị Khuê…

Mỗi thời kỳ và cá nhân mang đến một tạo hình đất nước riêng, phong phú và đa dạng. Trong số các tranh nổi bật lên những thắng cảnh hoặc điểm đến nổi tiếng hiện nay như Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, cao nguyên Đồng Văn, sông Hương… cho đến những góc nhỏ gợi nhiều thân quen như phố cũ, ao bèo, rặng dừa, đường làng.

Loạt tranh trong triển lãm cũng rải rộng trên các địa hình Việt Nam, từ miền núi phía Bắc đến vùng trung du, rừng núi, vùng duyên hải biển đảo…

Theo ban tổ chức, điểm đáng chú ý trong triển lãm lần này là ứng dụng công nghệ đồ họa chuyển động - motion graphic. Thông tin ban đầu cho biết mỗi tranh được trưng bày bản gốc song song với trình chiếu kèm với hình động, được thiết kế riêng trên tranh để tạo cảm giác sống động, mới mẻ cho người xem.

Một số tác phẩm được trưng bày:

Tranh lụa ''Núi Các Mác'' (Trần Đình Thọ, 1976)

Tranh lụa ''Núi Các Mác'' (Trần Đình Thọ, 1976)

Tranh sơn dầu ''Làng Hà Nội trên vùng kinh tế Lâm Đồng'' (Phạm Đức Phong, 1978)

Tranh sơn dầu ''Làng Hà Nội trên vùng kinh tế Lâm Đồng'' (Phạm Đức Phong, 1978)

Tranh lụa ''Xóm biển Phú Quốc'' (Đỗ Sơn, 1980)

Tranh lụa ''Xóm biển Phú Quốc'' (Đỗ Sơn, 1980)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.