"Chìa khóa" để mở cửa trường học an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau khi xem xét, đánh giá về mọi mặt, Chính phủ quyết định mở cửa an toàn trường học trở lại sau Tết Nhâm Dần 2022. 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 7 đến 16-2, cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp; 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THCS và THPT trở lại trường; 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp. Tỷ lệ học sinh đến trường học tập ở tất cả bậc học đạt 93,71%. 
Tại Gia Lai, học sinh cũng đã trở lại trường trong tâm thế hào hứng. Sau 10 ngày “mở cửa”, toàn tỉnh có 258/268 cơ sở giáo dục mầm non, 278/284 cơ sở giáo dục tiểu học, 226/235 trường THCS và 50/51 trường THPT tổ chức dạy học trực tiếp. Tỷ lệ học sinh đến trường bậc mầm non đạt 79,41%; bậc tiểu học, THCS đạt trên 92%; riêng bậc THPT đạt 98,04%. Điều này cho thấy sự đồng thuận tương đối cao của giáo viên, học sinh và phụ huynh về chủ trương mở cửa trường học.
Tuy nhiên, bên cạnh niềm phấn khởi thì vẫn còn đó tâm lý e ngại dịch bệnh khi cho con đến trường, nhất là đối với học sinh mầm non và tiểu học. Thực tế này cũng dễ hiểu khi trong 2 tuần dạy học trực tiếp vừa qua, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm SARS-CoV-2 tăng mạnh như: Hải Phòng (9.649 ca), Thanh Hóa (2.359 ca), Hà Tĩnh (675 ca), Nghệ An (298 ca)… Riêng Gia Lai, tính từ ngày 7 đến 16-2 có 70 cán bộ, giáo viên và 467 học sinh, sinh viên mắc Covid-19. Nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến sau khi phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên, học sinh. 
Dù nguồn lây được xác định không phải từ trong trường học nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nỗi lo về nguy cơ lây nhiễm chéo khi học sinh trở lại trường không phải là thiếu cơ sở. Đây cũng là vấn đề được các bộ, ngành, địa phương đưa ra bàn thảo tại cuộc họp trực tuyến về tình hình mở cửa trường học vào sáng 17-2. Đích đến là nhằm tìm ra “chìa khóa” để mở cửa trường học an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch; tạo sự đồng thuận trong việc đưa học sinh trở lại trường. 
1- Các cơ sở giáo dục ở TP. Pleiku bắt đầu tổ chức dạy và học trực tiếp đồng loạt từ ngày 14-2. Ảnh: Mộc Trà.
Các cơ sở giáo dục ở TP. Pleiku bắt đầu tổ chức dạy và học trực tiếp đồng loạt từ ngày 14-2. Ảnh: Mộc Trà
Một số giải pháp được đưa ra như: xây dựng phương án ứng phó và tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác y tế trường học; diễn tập các tình huống phát hiện F0 trong trường học để cơ sở giáo dục đỡ lúng túng trong xử lý sự việc; tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo an toàn phòng dịch (đo thân nhiệt và sát khuẩn thường xuyên, bố trí lệch thời gian ra vào lớp giữa các khối lớp, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, chia nhỏ học sinh để dạy, tuyên truyền phụ huynh khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh thì không cho con đến trường...).
Ngoài ra, việc điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm theo hướng rút gọn đối với trường hợp F1 là giáo viên, học sinh cũng cần được Bộ Y tế xem xét cùng với việc ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc xét nghiệm sàng lọc học sinh khi tới lớp và sửa đổi, hướng dẫn xử trí với các trường hợp F0, F1 trong trường học phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị. Thêm vào đó, đến nay, vắc xin vẫn được coi là một trong những “chìa khóa” giúp trường học an toàn trước những biến chủng của vi rút SARS-CoV-2. Vì vậy, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi là cần thiết nhằm tăng miễn dịch cộng đồng và hạn chế rủi ro khi học sinh đến trường. 
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về tình hình mở cửa trường học của các địa phương diễn ra sáng 17-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc tổ chức cho học sinh đến trường học trực tiếp là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục mà còn giúp phụ huynh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội. Tin rằng, với sự vào cuộc đầy quyết tâm của Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương và địa phương, việc mở cửa trường học sẽ được duy trì theo đúng tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.