Chị nuôi trong khu cách ly phòng Covid-19: Cố gắng 'chiều' khẩu vị mọi người hết mức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu cách ly phòng Covid-19 có người thích ăn cay, người thích mặn, người ghét hành, thậm chí khẩu vị bà bầu cũng khác thường... Nhưng, 'vì tình cảm, vì trách nhiệm', hai chị nuôi và tổ nấu ăn cố gắng đáp ứng tốt nhất trong khả năng.

Chị Yến và chị Điểm chuẩn bị phần ăn cho những người trong khu cách ly. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung
Chị Yến và chị Điểm chuẩn bị phần ăn cho những người trong khu cách ly. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung


"Ở đây ai cũng như vậy"

Trong những ngày cách ly phòng chống dịch Covid-19 ở Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh thuộc Trung đoàn bộ binh 739 (đóng tại xã Cát Tân, H.Phù Cát, Bình Định), chúng tôi được phục vụ bởi những chị nuôi "xịn".

Nhờ thiếu tá Huỳnh Khắc Nhân (Phó tham mưu trưởng Trung đoàn bộ binh 739) kết nối, tôi xin được số điện thoại của hai chị nuôi: thượng úy Nguyễn Thị Điểm (công tác trong quân đội gần 17 năm) và thiếu tá Đỗ Thị Kim Yến (làm nhiệm vụ nuôi quân 25 năm). Cán bộ chiến sĩ hay gọi thân thương hai chị là chị nuôi Điểm và chị nuôi Yến.

Có lẽ các chị quá bận nên tôi gọi điện đến lần thứ 3 mới có người bắt máy. Nghe hỏi thăm về công việc phục vụ người cách ly phòng Covid-19, chị nuôi Điểm cười: “Nhận nhiệm vụ phục vụ cho người cách ly, bọn chị đã xác định tư tưởng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nên luôn thực hiện tốt 5K. Nguồn thực phẩm ở đây được hợp đồng trước với những đơn vị cung cấp thực phẩm cho bộ đội nên đảm bảo an toàn vệ sinh. Hàng hóa được khử trùng ngay tại cổng, rồi mới đưa vào doanh trại, tuy mất thời gian nhưng đảm bảo an toàn vẫn là điều quan trọng nhất cần tuân thủ nghiêm ngặt".

 

 Tổ nấu ăn trong khu cách ly của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh thuộc Trung đoàn bộ binh 739. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung
Tổ nấu ăn trong khu cách ly của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh thuộc Trung đoàn bộ binh 739. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung


Chị Điểm cho biết cao điểm, có ngày nấu 192 phần cơm cho người cách ly và 40 suất ăn cho cán bộ phục vụ. Ngày ba buổi đều đặn, sáng lúc 6 giờ, trưa lúc 11 giờ và chiều lúc 17 giờ. Công việc cứ xoay vần như vậy, hết lo buổi sáng đến lo buổi trưa, chiều. Các chị chỉ được ngơi tay khi mọi người đã cơm nước đủ đầy. “Là quân nhân phải cố gắng hết sức mình. Ở đây ai cũng như vậy hết”, chị Điểm nói.

Nuôi quân rồi lại nuôi dân

Theo chị nuôi Yến, lần này không phải là nuôi bộ đội mà là nuôi người cách ly phòng chống Covid-19, có nhiều nguy cơ lây nhiễm và áp lực. 3 giờ đã dậy để chuẩn bị nấu ăn sáng, để đến 6 giờ thì bộ phận giao thức ăn sáng cho người cách ly đến lấy. Tổ nấu ăn luôn thay đổi thực đơn cho bà con đỡ ngán, bao gồm bún, bánh hỏi, xôi thịt, cháo thịt, cháo trứng lộn...

“Vừa xong buổi sáng là quay sang làm cơm trưa để 10 giờ phải có cơm cho bà con rồi. Xong xuôi, là lại lo đến thực phẩm buổi chiều, 12 giờ 30 nghỉ ngơi một chút, 13 giờ lại bắt đầu lo cho bữa tối, dọn dẹp xong thì 18 giờ. Nghe thì dễ vậy, nhưng nấu ăn cho cả trăm người không phải việc đơn giản đâu nghen”, chị nuôi Yến vui vẻ kể.

 

Nhận cơm trưa ở khu cách ly phòng chống Covid-19. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung
Nhận cơm trưa ở khu cách ly phòng chống Covid-19. Ảnh: Đỗ Mỹ Dung


Chị Yến tâm sự thêm: “Khó khăn nhất là bà con ở nhiều vùng miền khác nhau về đây cách ly phòng Covid-19, mức sống khác nhau nên nhu cầu ăn uống khác nhau nhiều lắm. Người ăn cay, người không. Người ăn mặn, người ăn nhạt. Người ăn hành, người không. Đặc biệt, đợt cách ly này nhiều phụ nữ mang thai nên ăn uống cũng khác người thường. Tuy nhiên bộ phận nuôi quân vẫn cố gắng điều chỉnh phù hợp với mức ăn và nhu cầu ăn uống của bà con. Có thể không đáp ứng hoàn toàn 100%, nhưng vì tình cảm, vì trách nhiệm chúng tôi cố gắng đáp ứng tốt nhất trong khả năng".

Khi tôi hỏi bao lâu rồi chưa về nhà, chị Yến xúc động: “Cấm trại hơn 2 tháng nay nên chị cũng không về nhà. Tình hình chung như thế này, chị chỉ nguyện phục vụ hết mình bà con, để góp phần chung tay chống dịch. Chồng chị cũng ủng hộ việc chị làm. Chỉ cầu mong bà con cố gắng vượt qua đại dịch Covid-19".

Nghe những lời chia sẻ này của chị Yến và chị Điểm, lòng tôi thấy ấm áp hơn, tôi thấy tình người lan tỏa trong tim mình. Tôi và bà con trong khu cách ly phòng dịch Covid-19 sẽ nhớ mãi tình cảm của các chị đã gửi gắm qua từng phần cơm, từng bát cháo và đặc biệt nhớ mãi tiếng gọi của các anh bộ đội mỗi bữa: “Bà con ra lấy cơm đi...”.

 

Theo ĐỖ MỸ DUNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

(GLO)- Chiều tối ngày 30-1 (mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), Làng trẻ em SOS Pleiku (phường Yên Thế, TP. Pleiku) trở nên rộn ràng và ấm áp hơn nhờ buổi gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ và Hội Xuân Tết Ấm 2025. Chương trình mang đến nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa dành cho 123 em nhỏ trong ngày đầu năm mới.

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

(GLO)- Thay vì chọn nghỉ ngơi dịp Tết, nhiều quán ăn tại TP Pleiku đã mở cửa phục vụ xuyên Tết vừa để đáp ứng nhu cầu ăn ngon ngày Tết kết hợp trải nghiệm ẩm thực đa dạng vùng miền của khách hàng, vừa tranh thủ đón lộc buôn bán may mắn ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới Ất Tỵ 2025.

Buôn làng “thay da đổi thịt”

Buôn làng “thay da đổi thịt”

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã phân công 20 sở, ban, ngành tiến hành kết nghĩa với 17 thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Sự gắn kết, hỗ trợ chí nghĩa, chí tình của các đơn vị đã giúp buôn làng "thay da đổi thịt" từng ngày.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

(GLO)- Vì bệnh tật nên nhiều người phải nằm điều trị tại các bệnh viện ở tỉnh Gia Lai trong dịp Tết. Thấu hiểu và sẻ chia với bệnh nhân, nhiều nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà đã làm ấm lòng bệnh nhân những ngày Tết đến, Xuân về.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Công an xã Ia Piar (huyện Phú Thiện) ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Ất Tỵ 2025. Ảnh: T.D

Đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở

(GLO)- Với phương châm đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở, các cấp chính quyền, đoàn thể cơ sở tại Gia Lai đã cùng lực lượng Công an triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.

Gia Lai tặng 39.161 suất quà Tết trị giá 15,3 tỷ đồng cho người nghèo

Gia Lai tặng 39.161 suất quà Tết trị giá 15,3 tỷ đồng cho người nghèo

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các đơn vị liên quan huy động, tiếp nhận, phân bổ và trao tặng 39.161 suất quà Tết với tổng trị giá trên 15,3 tỷ đồng cho người nghèo, công nhân lao động, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

(GLO)- Những ngày này, nhiều cơ sở kinh doanh tăng cường tìm kiếm lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Đây cũng là cơ hội để người lao động kiếm thêm thu nhập.

Kbang quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Kbang quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, huyện Kbang  (tỉnh Gia Lai) tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.