'Chết' vì... đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Đi lên' vì đất, 'chết' cũng vì đất. Câu chuyện quan chức lại 'chết' vì đất ở Khánh Hòa cho thấy những cái 'chết' vì đất ngày càng đau đớn hơn. Tại sao như vậy?
 
Sau hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao nhiều địa phương "ngã ngựa" do dính líu đất đai, hôm 5-11, đến lượt lãnh đạo Khánh Hòa nhận một mức án chưa từng có trong lịch sử kỷ luật đảng bộ các tỉnh, thành: Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh (hai nhiệm kỳ) bị cảnh cáo; nguyên chủ tịch, chủ tịch và phó chủ tịch UBND tỉnh đương nhiệm bị cách hết các chức vụ trong Đảng.
Thế nên, làm việc ở Tây Nguyên vừa rồi, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mới nói rằng: "Vừa qua, trên địa bàn cả nước, chúng tôi đã xử lý một số vụ "đi lên" vì đất, mà "chết" cũng vì đất".
Cái "chết" vì đất ở Khánh Hòa là "để xảy ra rất nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, tài sản và ngân sách nhà nước" (gây thiệt hại ít nhất 16.559 tỉ đồng).
Cái "chết" này có "mẫu số chung" với những cái "chết" ở Đà Nẵng, TP.HCM và nhiều nơi khác, đó là định giá đất thấp và giao đất cho dự án triển khai không đấu thầu.
"Mẫu số chung" sai phạm này đã cho thấy đất có sức mê hoặc đứng đầu trong các loại công sản. "Đất vàng" ở ven sông ven biển, "đất kim cương" ở trung tâm các đô thị lớn luôn nằm trong đích ngắm của các nhóm lợi ích.
Vì thế, có chuyên gia đúc kết rằng: "Ở VN có nhiều người giàu siêu tốc vì giỏi quan hệ chứ không giỏi sản xuất kinh doanh, họ trở thành đại gia nhờ những khu đất vàng mà các quan chức đã giúp họ thâu tóm".
Cơn say khó cưỡng từ đất đã liên tiếp tạo ra những hậu quả nặng nề. Nó dẫn đến những cái "chết" về sinh mệnh chính trị hay đối diện cái "chết" cả về sinh mệnh pháp lý: bị khởi tố như đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bị truy tố như hai ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến - cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, bị tạm giam như ông Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM...
Thế nhưng, nó không dừng lại là cái chết riêng của quan chức, mà bi kịch hơn nhiều lần, nó gây nên cái chết của tài nguyên, cái chết của niềm tin người dân. Đất đai là loại tài nguyên có hạn, nên mất đất là hao tổn nguồn lực, là mất cơ hội phát triển của địa phương.
Ở Khánh Hòa lại có câu chuyện "có một không hai" là những sai phạm kéo dài khó tin qua hai nhiệm kỳ mà không bị phát hiện và ngăn chặn. Điều này đương nhiên cho thấy công tác kiểm tra giám sát của các cấp ủy Đảng, HĐND, Mặt trận… ở đây không hiệu quả.
Song cũng không ít người đặt ra câu hỏi: Các đoàn thanh tra, kiểm tra trung ương về tỉnh này làm việc liên tục trong suốt 10 năm qua đã ở đâu mà không phát hiện những sai phạm tày đình như vậy?
Rõ ràng việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai trong một thời gian dài đã không được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương.
Công tác chống tham nhũng đã đến lúc phải siết chặt từ đất đai. Câu chuyện từ Khánh Hòa cho thấy những cái "chết" vì đất ngày càng đau đớn hơn. Thế nên, cũng đã đến lúc quan chức (có ý đồ tham nhũng) hãy thay đổi cách nhìn: đất không chỉ là miếng mồi ngon mà còn là… bả độc.
Huỳnh Hiếu (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...