Jonhn McCain: Những hình ảnh binh nghiệp và duyên nợ với Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng tham chiến tại Việt Nam, ông McCain sau khi chuyển sang chính trường đã nỗ lực vun đắp cho quan hệ Mỹ - Việt trên cương vị một trong những chính khách có ảnh hưởng nhất.
TNS Mỹ quá cố John McCain
TNS Mỹ quá cố John McCain
Thượng nghị sĩ John McCain, cựu tù binh tại Việt Nam, đã ra đi sau thời gian chống chọi bệnh hiểm nghèo.
Tuy không còn thường xuyên lui tới quốc hội kể từ tháng 12.2017, ông vẫn hoạt động tích cực từ giường bệnh trên cương vị chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Ông là người đóng vai trò then chốt trong nỗ lực thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2018. Đây là một trong những nỗ lực cuối cùng của chính trị gia nhằm tăng cường năng lực cho quân đội Mỹ, theo đài Fox News.
Xuất thân trong gia đình binh nghiệp, ông McCain đã thoát khỏi cái bóng của ông và cha để trở thành thượng nghị sĩ và ứng viên tổng thống Mỹ.
Một trong những điểm nhấn trong cuộc đời của vị chính khách nổi tiếng chính là thời điểm máy bay của ông bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch, Hà Nội, vào năm 1967 rồi bị giam giữ cho đến năm 1973.
Sau khi trở về Mỹ và bước vào chính trường, thượng nghị sĩ McCain đã trở thành một trong những người bạn gắn bó với Việt Nam. Ông nỗ lực không mệt mỏi cho quá trình bình thường hóa rồi phát triển quan hệ Việt-Mỹ, thường xuyên hối thúc chính phủ Mỹ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm chất độc da cam/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải...
“Tôi luôn có tình yêu sâu sắc với con người Việt Nam và với vẻ đẹp của đất nước này”, tờ USA Today dẫn lời ông McCain bày tỏ.
Trung úy John McCain (trái) cùng cha mẹ trong một sự kiện đặt căn cứ theo tên đô đốc John S. McCain (ông nội của TNS) vào năm 1961
Trung úy John McCain (trái) cùng cha mẹ trong một sự kiện đặt căn cứ theo tên đô đốc John S. McCain (ông nội của TNS) vào năm 1961
 Phi công McCain (phải) vào năm 1965
Phi công McCain (phải) vào năm 1965
Phi công McCain được kéo khỏi hồ Trúc Bạch từ xác máy bay vào ngày 26.10.1967
Phi công McCain được kéo khỏi hồ Trúc Bạch từ xác máy bay vào ngày 26.10.1967
 Tù binh chiến tranh McCain được điều trị tại Hà Nội
Tù binh chiến tranh McCain được điều trị tại Hà Nội
 Ông McCain dẫn đầu nhóm tù binh Mỹ được thả vào ngày 14.3.1973
Ông McCain dẫn đầu nhóm tù binh Mỹ được thả vào ngày 14.3.1973
 Ông McCain đặt chân xuống căn cứ không quân Clark (Philippines) sau khi được thả
Ông McCain đặt chân xuống căn cứ không quân Clark (Philippines) sau khi được thả
Hạ nghị sĩ Pete Peterson (trái) và Thượng nghị sĩ McCain (phải) thăm Hà Nội vào ngày 1.1.1990
Hạ nghị sĩ Pete Peterson (trái) và Thượng nghị sĩ McCain (phải) thăm Hà Nội vào ngày 1.1.1990
 Ông McCain với tấm ảnh chụp thời gian làm tù binh bên ngoài Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội vào ngày 19.10.1992
Ông McCain với tấm ảnh chụp thời gian làm tù binh bên ngoài Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội vào ngày 19.10.1992
Thượng nghị sĩ bắt tay với một người dân Việt Nam trên bờ hồ Trúc Bạch
Thượng nghị sĩ bắt tay với một người dân Việt Nam trên bờ hồ Trúc Bạch
 Một chuyến thăm Việt Nam của ông McCain vào năm 2012
Một chuyến thăm Việt Nam của ông McCain vào năm 2012
Thụy Miên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.