Phục dựng thành công tượng Đại Phật có niên đại từ thế kỷ thứ 7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã 11 năm trôi qua kể từ thời điểm năm 2007 tượng Đại Phật ở Pakistan bị phiến quân Taliban phá hủy, đến nay, bức tượng được phục dựng thành công.

Bức tượng Phật khắc vào đá nổi tiếng tại thung lũng Swat vừa được các nhà khảo cổ học phục dựng thành công
Bức tượng Phật khắc vào đá nổi tiếng tại thung lũng Swat vừa được các nhà khảo cổ học phục dựng thành công



Tượng Phật Swat được tạc vào vách đá ở Pakistan từ thế kỷ thứ 7, là biểu tượng của sự khoan dung, hòa bình và tình anh em, đã bị phiến quân Taliban phá hủy vào năm 2007. Được biết, vị trí của bức tượng Phật nằm tại vách đá ở thung lũng Swat thuộc miền bắc Pakistan. Trước kia, thung lũng này từng là căn cứ điểm của phiến quân.

Taliban từng làm hỏng mặt của tượng Phật bằng thuốc nổ, hỏng phần vai và thân bức tượng bằng những mũi khoan. Hành động này gây ra sự phẫn nộ của tín đồ Phật giáo và du khách trên toàn thế giới.

Ông Shaheen, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pakistan bày tỏ sự giận dữ trước hành vi này. “Tôi cảm giác như họ đã giết cha tội vậy. Họ đã tấn công nền văn hóa và lịch sử của đất nước chúng tôi”, ông nói.

Bức tượng Phật thiền định khắc vào vách đá có niên đại từ thế kỷ thứ 7, được coi là tác phẩm trên đá lớn nhất ở Nam Á. Tác phẩm có chiều cao 6.4m, rộng 3.7m, bức tượng là một biểu tượng nghệ thuật từng phát triển tại tây bắc Pakistan và miền đông Afghanistan.

Bức tượng là biểu tượng tín ngưỡng Phật giáo cổ đại tại Swat. Nơi này từng là điểm đến tín ngưỡng hấp dẫn của du khách đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Bhutan, cũng như nhiều quốc gia khác.

 

 Các nhà chức trách địa phương hi vọng sẽ đón thêm nhiều du khách nước ngoài tới nơi này sau khi tượng Đại Phật được phục dựng
Các nhà chức trách địa phương hi vọng sẽ đón thêm nhiều du khách nước ngoài tới nơi này sau khi tượng Đại Phật được phục dựng



Nhóm các nhà khảo cổ học đến từ Italia đã bắt tay vào việc phục hồi tượng Phật kể từ năm 2012, dưới sự giám sát của nhà khảo cổ học nổi tiếng Luca Maria Olivier, với khoản tài trợ 2.9 triệu USD. Họ cùng các chuyên gia hàng đầu sử dụng công nghệ 3D mới nhất.

Với sự phục hồi của bức tượng Phật, các nhà chức trách địa phương hi vọng, trong tương lai, nơi này sẽ thu hút thêm nhiều khách du lịch.

Tượng Phật ở thung lũng Swat không phải là bức tượng Phật giáo duy nhất bị phiến quân Taliban phá hủy. Trước đó, năm 2001, các pho tượng Phật khổng lồ ở miền trung Afghanistan cũng bị hủy hoại.

Tại Pakistan, khoảng 95% dân số theo đạo Hồi. Các tôn giáo khác như Phật giáo, đạo Hindu chỉ chiếm 2% -5 % dân số.

Hoàng Hà (Dantri)
Theo Globalnews/news

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.