Chàng trai 9X gây sốt mạng xã hội với bộ tranh ký họa cuộc sống cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Sau bao ngày ăn ngủ, mình ngồi dậy vẽ cái album ký họa này, ghi lại một khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời”, anh Quang mở đầu bài viết về bộ tranh ký họa cuộc sống cách ly dễ thương và dí dỏm.

 

“Hình vẽ một trong những chiến sĩ thầm lặng” do anh Quang thực hiện - Ảnh: NVCC
“Hình vẽ một trong những chiến sĩ thầm lặng” do anh Quang thực hiện - Ảnh: NVCC



Anh Nguyễn Tăng Quang đang theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Thiết kế tại Đại học Nghệ thuật London (Anh). Trở về Việt Nam ngày 17.3, hiện anh đang cách ly tập trung tại Trường Quân sự Quân khu 7 (Q.12, TP.HCM). Bộ tranh ký họa của anh thu hút hơn 10.000 lượt thích và 6.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Quà cảm ơn

Bộ tranh ký họa gồm 15 bức ghi lại những hoạt động của anh, bạn cùng phòng và các chiến sĩ, bác sĩ trong thời gian cách ly. Anh chia sẻ, mỗi ngày vẽ từ 4 - 5 bức tranh. Thời gian vẽ mỗi bức là 1 tiếng và thời gian hoàn thành bộ tranh là 5 ngày.

Trong khu cách ly, anh không có nhiều họa cụ, cái gì sẵn có thì dùng. “Mình chỉ đăng nhằm mục đích thư giãn, giải trí nhưng không ngờ được nhiều người chia sẻ như vậy”, anh Quang bày tỏ.

 

 
 
Tranh ghi lại hoạt động của những bác sĩ và chiến sĩ tại Trường Quân sự Quân khu 7 - Ảnh: NVCC
Tranh ghi lại hoạt động của những bác sĩ và chiến sĩ tại Trường Quân sự Quân khu 7 - Ảnh: NVCC




Dưới mỗi bức tranh, anh Quang chú thích nội dung bằng những từ ngữ dí dỏm, vui nhộn khiến người xem cảm thấy hào hứng với câu chuyện.

Anh dành phân nửa số lượng tranh trong bộ để phác họa công việc của những bác sĩ và quân nhân. Từ việc vận chuyển hàng hóa, phát cơm, đo nhiệt độ đến dọn rác tại khu cách ly. Họ là những người mà anh Quang rất biết ơn và cảm kích bởi sự phục vụ tận tình, chu đáo.

Anh viết trên trang của mình: “Công việc vất vả, trời Sài Gòn oi và nóng, nhưng chưa bao giờ mọi người thấy các bạn than phiền. Thậm chí, các bạn còn phát cho từng phòng số điện thoại cá nhân để gọi khi cần trợ giúp. Ai trong khu cách ly cũng yêu quý các bạn”.

Phần còn lại của bộ tranh kể về cuộc sống của những thanh niên ở khu cách ly vui nhiều hơn buồn.

“Thanh niên Hà Lan, yêu màu cam, ghét màu vàng hay cười, thích bong bóng, còn yêu cây cỏ và có sức hút. Thích pose dáng chụp hình, cầm cây lau nhà làm màu thôi chứ bận quét Tinder (mạng xã hội hẹn hò) tối ngày” là một chú thích hài hước của anh Quang về bạn cùng phòng khiến ai cũng cười nghiêng ngả.


Tiếp đến, những câu chuyện về chàng trai du học Pháp, thanh niên Việt kiều Đức và thanh niên khởi nghiệp học trường Đại học Cambridge (Anh) cũng thú vị và lôi cuốn không kém.


 

 Anh Quang tặng tranh cho các chiến sĩ như quà cảm ơn - Ảnh: NVCC
Anh Quang tặng tranh cho các chiến sĩ như quà cảm ơn - Ảnh: NVCC
 
 Khu cách ly trong tranh và thực tế -Ảnh: NVCC
Khu cách ly trong tranh và thực tế -Ảnh: NVCC



Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Quang nói: “Thật ra ban đầu mình vẽ cho vui thôi. Vì ở khu cách ly cũng có nhiều thời gian rảnh. Sau khi vẽ 1-2 bức mấy bạn khác động viên mình vẽ thêm đi, nên mình vẽ nhiều hơn. Với lại, mình vẽ một vài bức tặng các bạn chiến sĩ xem như là quà cảm ơn. Trong khu mình, các bạn khác cũng có nhiều cách cảm ơn khác nhau, bạn viết thiệp, bạn thì làm postcard…”.

Lưu giữ khoảnh khắc vui vẻ

Anh Quang tự nhận mình không phải họa sĩ chuyên nghiệp, vẽ vời chỉ đơn giản là sở thích cá nhân. Những bức tranh ký họa tại khu cách ly là một cách để anh và bạn bè lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, lạc quan trong mùa bệnh dịch.

“Các bạn trong tranh đa phần là ở chung phòng với mình. Mỗi bạn mỗi cá tính khác nhau, học ngành khác nhau và trở về từ những nước khác nhau. Tụi mình ở trong này tầm 3-4 ngày thì bắt đầu thân và mình lưu giữ lại một vài khoảnh khắc vui vẻ đã cùng trải qua, với ngôn ngữ dí dỏm hơn một tí”, anh chia sẻ.


 

Những người bạn cùng phòng là nguồn cảm hứng của anh bên cạnh các bác sĩ, chiến sĩ - Ảnh: NVCC
Những người bạn cùng phòng là nguồn cảm hứng của anh bên cạnh các bác sĩ, chiến sĩ - Ảnh: NVCC
Nhân vật “thanh niên Hà Lan” được nhắc đến dí dỏm, hài hước - Ảnh: NVCC
Nhân vật “thanh niên Hà Lan” được nhắc đến dí dỏm, hài hước - Ảnh: NVCC
Những sinh hoạt hằng ngày được anh Quang ghi lại bằng những nét vẽ đơn giản mà chân thực - Ảnh: NVCC
Những sinh hoạt hằng ngày được anh Quang ghi lại bằng những nét vẽ đơn giản mà chân thực - Ảnh: NVCC
Chân dung tác giả bộ ký họa cuộc sống 14 ngày cách ly - Ảnh: NVCC
Chân dung tác giả bộ ký họa cuộc sống 14 ngày cách ly - Ảnh: NVCC




Trở về từ vùng dịch, ban đầu anh Quang cũng lo lắng về chuyện cách ly tập trung. Nhưng qua hơn 1 tuần, anh đã làm quen với cuộc sống ở đây và thậm chí còn có nhiều cảm xúc và trải nghiệm đáng nhớ.

Anh thấy hành động của mình chỉ đơn giản là vẽ tranh, người thực sự vất vả là các bác sĩ và chiến sĩ. “Những trải nghiệm ở Trường Quân sự Quân khu 7 thật sự rất chu đáo và ấm áp. Mình không có trải nghiệm ở những khu cách ly khác nên không dám bao quát toàn cảnh. Với cá nhân mình, Trường Quân sự Quân khu 7 đã thực sự hỗ trợ hơn những gì mình mong đợi và mình cảm ơn vì điều đó”, anh Quang gửi gắm.

 

Theo Trịnh Thanh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.