Chăm lo Tết cho người nghèo: Nghĩa tình và trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Gần nhà tôi có thầy giáo Phúc. Là người nơi xa đến lập nghiệp nhưng thầy rất gắn bó với bà con lối xóm. Mỗi lần thôn có việc cần vận động kinh phí, thầy đều nhiệt tình ủng hộ. Và nhiều năm nay, cứ mỗi độ Tết đến, thầy lại dành vài suất quà giúp đỡ hộ nghèo, neo đơn trong thôn. Ngày trao quà Tết, thầy dẫn 2 con cùng đi như một cách giáo dục các con biết yêu thương, sẻ chia với những người khốn khó.

Những người như thầy giáo Phúc có rất nhiều. Họ thuộc đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, từ cán bộ, công chức, viên chức đến doanh nhân, tiểu thương, đoàn viên, thanh niên... Điểm chung giữa họ là đều có trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm sẻ chia với những phận đời kém may mắn xung quanh. Họ có thể làm từ thiện một mình hoặc làm theo nhóm, làm thường xuyên hoặc đột xuất khi biết có địa chỉ đang cần giúp đỡ, làm âm thầm, lặng lẽ hoặc phối hợp với đoàn thể, chính quyền địa phương. Dù bằng cách nào thì việc làm của họ cũng xuất phát từ cái tâm trong trẻo yêu thương, từ nghĩa tình sâu nặng với những người cùng chung 2 tiếng “đồng bào” thiêng liêng.

Hội Chữ thập đỏ TP. Pleiku phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố trao quà Tết cho người nghèo trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Hà Phương
Hội Chữ thập đỏ TP. Pleiku phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố trao quà Tết cho người nghèo trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Hà Phương


Xã hội càng phát triển, hoạt động từ thiện nhân đạo càng được quan tâm. Và có lẽ không thời điểm nào trong năm, hoạt động từ thiện diễn ra nhiều như dịp Tết Nguyên đán. Người người, nhà nhà, ngành ngành đều làm từ thiện. “Của ít lòng nhiều”, tất cả đều hướng về người nghèo, người yếu thế trong xã hội, cùng nhau biến mùa Tết trở thành mùa yêu thương, mùa sẻ chia hơi ấm tình người.

Sự chung tay của cộng đồng xã hội trong công tác từ thiện nhân đạo là điều rất đáng trân trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế-xã hội đất nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, việc các tập thể, cá nhân nhường cơm sẻ áo cho người nghèo càng khẳng định truyền thống tốt đẹp “người trong một nước phải thương nhau cùng” của dân tộc ta. Họ đã góp phần sẻ chia gánh nặng cùng Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống nhân dân, nhất là đối với những người yếu thế, tạo cho người nghèo có nhiều cơ hội hơn để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Nếu sự tham gia của cộng đồng xã hội trong công tác từ thiện nhân đạo xuất phát từ nghĩa tình đồng bào thì việc chăm lo đời sống Nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể. Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tại Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 do UBND tỉnh tổ chức mới đây, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát đối tượng khó khăn để có chính sách hỗ trợ, không để bất cứ hộ dân nào thiếu đói trong Tết.

“Không để bất cứ hộ dân nào thiếu đói trong Tết” là lời khẳng định đầy trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, là thông điệp đầy tính nhân văn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với người dân. Đó cũng là mệnh lệnh để các sở, ngành, địa phương cùng vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm chăm lo đời sống nhân dân.

Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc với nhiều hoạt động chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh-cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2022, các cấp Hội phấn đấu vận động và trao 41.000 suất quà (300.000 đồng trở lên/suất) cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn để họ thêm điều kiện đón Tết cổ truyền đầm ấm. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” tặng 50 suất quà cho hội viên nghèo (500 ngàn đồng/suất), tặng 20 suất quà (300 ngàn đồng/suất) cho các em học sinh học giỏi, trẻ mồ côi tại xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) và xã Ia Púch (huyện Chư Prông). Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đak Pơ phối hợp cùng Hội từ thiện Ánh Sáng Từ Tâm (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương” tặng 300 suất quà Tết với tổng trị giá 102 triệu đồng cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, trẻ mồ côi tại 2 làng Jro Dơng, Jro Ktu Đak Yang (xã Yang Bắc)…

Tết Nguyên đán đang cận kề khi mà dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi mỗi người phải nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế, trong đó có việc giữ khoảng cách trong giao tiếp. Thế nhưng, cái khoảng cách vật lý ấy sẽ không thể ngăn được những yêu thương, sẻ chia dành cho người nghèo. Với nghĩa tình của cộng đồng xã hội, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, chúng ta có thể tin rằng, tất cả mọi gia đình sẽ đều có điều kiện để đón một cái Tết cổ truyền đủ đầy, đầm ấm, an vui.

 

 LÊ HÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.