'Cây vĩ cầm Ave Maria' và số phận đứa trẻ ở trại tập trung Auschwitz

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lấy bối cảnh về cuộc sống của những tù nhân trong dàn nhạc Trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã, tiểu thuyết “Cây vĩ cầm Ave Maria” khắc họa một thời kỳ lịch sử đau thương của nhân loại. Ở đó, âm nhạc một là chứng nhân.
Nữ văn sỹ Kagawa Yoshiko sáng tạo nên câu chuyện dựa trên những sự kiện lịch có thật xảy ra ở Trại hủy diệt Auschwitz. Có một dàn nhạc đặc biệt - các nhạc công đều phải nhắm mắt, vừa co vai vừa chơi đàn giữa mùi lửa cháy và khói nồng bốc lên che kín một vùng trời Auschwitz. Từ đó, tác phẩm truyền đi thông điệp: Âm nhạc sẽ cứu rỗi tâm hồn, trái tim con người khỏi sự tà ác.
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Daily Mail)
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: Daily Mail)
Câu chuyện mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa cô bé 14 tuổi Murakami Asuka (sống ở vùng ngoại ô Shikoku, Nhật Bản) với cây vĩ cầm phát ra âm thanh kỳ lạ ở một cửa hàng nhạc cụ. Đó là đồ vật của Hannah Janssen - cô bé người Do Thái từng là thành viên dàn nhạc ở Trại tập trung Auschwitz. Từ một cô bé người Do Thái có cuộc sống êm đềm, cả gia đình Hannah bị truy lùng, tàn sát. Cô bé buộc phải lớn lên trong trại tập trung.
Số phận đã run rủi để Asuka gặp được Paul Kanzas - chỉ huy dàn nhạc người Ba Lan, cũng là người biết được bí mật của cây vĩ cầm Ave Maria. Khi câu chuyện về cây đàn được kể lại cũng là lúc số phận, bí mật cuộc đời của Hannah được hé mở với những sự thật tàn khốc và buồn thương nhất...
Trại tập trung Auschwitz là tên gọi chung của mạng lưới trại tập trung và trại huỷ diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
“Cây vĩ cầm Ave Maria” gồm năm chương với nhiều ngôi kể của những nhân vật khác nhau. Mỗi người nắm giữ một mảnh ghép tạo nên bức tranh về số phận của cây đàn Ave Maria, của Hannah, Asuka và những người có mối duyên kỳ lạ với cây vĩ cầm.
 Bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ave Maria là cây đàn violin đặc biệt với âm thanh tuyệt diệu được đặt tên theo nhan đề tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc người Áo Schubert. Đó cũng là bản nhạc Hannah đã nỗ lực chơi suốt cuộc đời mình. 
“Độc giả có thể tìm thấy trong câu chuyện ‘Cây vĩ cầm Ave Maria’ một cách tiếp cận lịch sử mới mẻ, một cái nhìn nhân ái về con người và bài học đáng quý về kiến tạo giá trị cho bản thân,” dịch giả Nguyễn Hồng Vân chia sẻ.
Bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Cây vĩ cầm Ave Maria” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.                                    
AN NGỌC (VIETNAM+) 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.