"Cầy tơ" thời hội nhập: Bữa "cờ tây" nhớ đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc TP Hà Nội khuyến cáo không ăn thịt chó và tiến tới cấm mua bán món này ở các quận dẫn đến nhiều tranh cãi. Liệu sau “cơn bão” tranh luận ăn hay bỏ, nhiều người sẽ từ bỏ thói quen của mình.
Cách đây 10 năm, khi giới chức y tế đưa ra nhận định "thịt chó có thể là nguyên nhân gây ra dịch tiêu chảy cấp" ở nước ta, tôi tự từ bỏ món "cầy tơ" dù từng như một con nghiện nặng
Mỗi tháng 2 lần, anh K. đều gọi tôi tìm đến những tiệm "nai đồng quê" ở ngoại ô đánh chén. "Không chỉ xả xui đâu à nghen, thứ này bổ cho cánh đàn ông chúng mình lắm! Cỡ tuổi chú với anh, mỗi cuối tháng âm lịch cùng nhau làm đôi ba bữa thì chẳng cần vi-a, vi-bê gì hết!" - anh thường nói với tôi vậy...
Vì sao thịt chó bổ dương?
Hồi ấy đang còn bao cấp, tôi có người bạn tên T. làm việc ở một nông trường phía Tây TP Hà Nội. Tuần nào chiều thứ bảy, kể cả những hôm trời mưa gió, anh ta cũng phóng chiếc Honda 67 xuống rủ đi ăn thịt chó.
Một hôm tôi đang làm việc ở một hợp tác xã nông nghiệp do H. làm chủ nhiệm thì T. xuất hiện. Anh dừng chiếc Honda 67 ngoài sân, chưa kịp cởi áo mưa đã nói to: "Đi ngay hai ông, dưới ngã ba Huế có quán thịt chó khá lắm!".
Khi cả ba bắt đầu ra xe, T. bảo: "Thằng nào đến quán sau cùng thì phải trả tiền!". Tôi là thằng rất sợ tốc độ nên đã trở thành nạn nhân của bữa thịt chó đó. Còn cả T. và H. thì cười hể hả vì thắng cuộc.
Nhưng chuyện ai trả tiền chỉ là trò vui. Bữa thịt chó hôm đó, tôi được khai tâm nhiều chuyện về món ăn này do 2 "ông bạn cầy tơ" chuyên nghiệp và ông chủ quán cao niên kể lại.
Vì sao thịt cầy bổ dương? H. luôn là người nói có sách mách có chứng. Anh kể ra một tài liệu từ bên Hàn Quốc rằng trong một lạng cầy tơ thì chất béo và protein đã chiếm đến 30%, còn lại là các chất bổ dưỡng khác như thiamin (vitamin B1) chiếm 9%, riboflamin (B2) chiếm 12%, vitamin B3 và C lên đến 18%. Nhưng cái gì làm cho mặt hàng này lợi ích với đàn ông, thì H. bí rị.
T. bảo anh đã đọc đi đọc lại truyện ngắn nổi tiếng "Trẻ con không được ăn thịt chó" của Nam Cao thì chỉ thấy ông nhà văn nói đi nói lại cái điệp khúc "Rượu - thịt chó" hoặc cái câu: "Mà cái mùi thịt chó bốc lên thơm vô cùng. Bao nhiêu là nước răng?" chứ không thấy nói chi đến chuyện bổ gì cả. Ngay cả ca dao tục ngữ cũng chưa thấy nói chi đến chuyện đó
Thịt chó giờ vẫn còn là món ăn khoái khẩu của nhiều người dù thế giới văn minh kêu gọi từ bỏ. Ảnh: SỸ HƯNG
Thịt chó giờ vẫn còn là món ăn khoái khẩu của nhiều người dù thế giới văn minh kêu gọi từ bỏ. Ảnh: SỸ HƯNG
Mượn thịt chó chửi quan tham
Nghe chúng tôi thảo luận, ông chủ quán là "ngài đại tá về hưu" có kinh nghiệm 30 năm trong ngành "mộc tồn" (tiếng lóng gọi món thịt chó. Mộc là cây, tồn là còn. Cây còn nói lái thành con cầy) xuất hiện. Ông kể: Có nhiều ý kiến khác nhau về "liệu pháp mộc tồn". Nhưng thịt chó lông vàng thì tốt nhất và đã được các nhà đông y nhất trí. Thuyết ngũ hành (không rõ ông đọc từ đâu) lại cho rằng "vàng bổ tì, đen bổ thận, trắng bổ phế". Dân gian lại xếp thứ tự: "Nhất vàng, nhị đen, tam đốm" hay "nhất vện, nhị vàng, tam khoang, tứ mực, gặp lúc cùng cực, mới xực chó trắng"...
Khi "ngài đại tá" dẫn giải đến đó thì đứa con gái của ông mang ra món dồi. Ông chủ lại giải thích: "Sau thịt, món dồi chó làm bằng tiết trộn nước củ riềng, đậu xanh, rau răm của tôi lại có tác dụng bổ âm huyết, ngũ tạng... Nhưng tổng quát thì hầu hết các cơ quan "từ trung ương đến địa phương" của chó đều bổ. Tiệm tôi ngoài rượu gạo còn có rượu tam cường ngâm từ tinh hoàn, dương vật chó đen có thể chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu... nhưng thứ này hiếm lắm, phải đặt trước mới có!".
Nhìn vào đĩa rau đặt bên cạnh, lại được kích thích bởi "sự lắng nghe" của chúng tôi, "ngài đại tá" về hưu quên cả việc tính tiền cho khách ở bàn bên cạnh, tiếp tục giảng giải: "Từng món gia vị của thịt chó cũng phải qua nghiên cứu đó mấy chú em a. Thí dụ củ riềng, củ sả đều có tác dụng giúp cho thịt dễ tiêu hóa, tránh no hơi, giúp tráng dương, diệt vi khuẩn. Lá mơ lông thì rất tốt cho những ai bị rối loạn tiêu hóa...".
Nhưng là dân Quảng, khi nói đến món thịt chó ai lại chẳng nhớ đến giai thoại của danh tướng Ông Ích Khiêm thời nhà Nguyễn.
Là một vị quan có nhiều công trạng và lo cho dân, khi về hưu, ông chứng kiến nhiều cấp quan địa phương hà hiếp dân lành, nhũng lạm công quỹ, chia bè chia cánh chỉ vì chút hư danh ở địa phương. Một hôm, Ông Ích Khiêm tổ chức bữa cầy tơ và mời hết "bọn sâu mọt" này đến dự. Quan lớn ngồi mâm trên, quan nhỏ ngồi mâm dưới. Nhưng quan lớn quan nhỏ đều ăn nhiều, nói lớn như nhau.
Lúc đã ngà say, bọn ngồi mâm trên hỏi mâm dưới ăn món gì, mâm trên ăn món gì, có khác nhau không, Ông Ích Khiêm mới lợi dụng tình thế, dõng dạc nói lớn: "Trên cũng chó, dưới cũng chó. Chó cả!". Lúc ấy, tay quan huyện mới hiểu ra bị vị quan triều đình về hưu chửi xéo, xấu hổ xin kiếu ra về!
Xin kiếu "mộc tồn"
Bữa "mộc tồn" thú vị giữa chúng tôi hôm đó tôi không hề ghi chép nhưng cứ nhớ mãi từng chi tiết, cho đến bây giờ và có lúc cứ ngỡ mình... đã nghiện món ăn này.
Nhưng nhờ trời, tôi vẫn còn nhớ đã đọc trên báo thấy tin ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội) mấy năm trước, người dân ở đây đã ăn khoảng... 2 tấn thịt chó cùng mắm tôm, rau sống trong ngày hội làng. Và sau bữa no say linh đình đó, bệnh viện quá tải với hàng chục người ngộ độc... vì chuyện thiếu vệ sinh trong việc chế biến. Từ đó, tôi mới tỉnh ngộ. Những lần rủ rê của anh K. sau đó đã được tôi... xin kiếu!
Trương Điện Thắng (Người lao động)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.