Cậu học trò mồ côi vượt khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Trần Thanh Bình (lớp 12C8, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai, Gia Lai) sống một mình trong căn nhà nhỏ mà cha mẹ để lại ở thôn 1, thị trấn Ia Kha. 4 năm qua, dù khó khăn vất vả trăm bề nhưng Bình vẫn tự kiếm sống và luôn chăm chỉ học tập.

Căn nhà nhỏ Bình đang ở chưa được cấp điện, cũng chưa được cấp nước, bên trong không có gì đáng giá ngoài chiếc bàn học và chiếc ti vi cũ kỹ. Theo Bình, chiếc ti vi chỉ để trưng như một kỷ niệm chứ nhà không có điện nên cũng chẳng thể xem. Nhờ người hàng xóm thương tình cho kéo điện về thắp sáng nên buổi tối Bình mới có điện để học bài. Còn về chuyện nước, khi cần dùng, em cũng phải đi xin hàng xóm.

 

Dù khó khăn, vất vả nhưng Bình luôn lạc quan. Ảnh: N.N
Dù khó khăn, vất vả nhưng Bình luôn lạc quan. Ảnh: N.N

Căn nhà đã xuống cấp, mưa thì dột, nắng thì nóng. Mùa đông, cánh cửa gỗ ọp ẹp không ngăn nổi gió lùa nên tứ bề lạnh lẽo. Bình kể, năm em học lớp 2 thì cha mất vì tai nạn giao thông. Đến năm em học lớp 9 thì mẹ đột quỵ và qua đời. Điều em ân hận là không thể bên cạnh mẹ những giây phút cuối, không kịp nghe mẹ trăn trối… Em còn nhớ, hôm ấy mẹ đi làm về than mệt nên được hàng xóm đưa vào bệnh viện. Sáng hôm sau, khi đang trông vườn cà phê cho người ta kiếm ít tiền phụ mẹ, Bình nhận được điện thoại bảo chạy lên bệnh viện gấp. Lúc ấy, mẹ em đã mất. Vô cùng suy sụp nhưng được sự động viên của thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, Bình quyết tâm phải tiếp tục đứng lên và bước tiếp.

Căn nhà nhỏ chỉ còn mỗi mình Bình, quê nội ở tận ngoài Bắc, trong này có phía ngoại thì ông bà ngoại đã già, các cậu và dì đều có gia đình riêng. Mọi người khuyên Bình về sống với ông bà ngoại nhưng em không muốn thêm gánh nặng cho ông bà. “Trước đây, mẹ em làm công nhân Công ty Cà phê Ia Grai. Khi mẹ mất, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, hàng tháng Công ty có hỗ trợ 600.000 đồng. Số tiền này em đưa hết cho ông bà, còn mình thì tự kiếm việc làm để trang trải cuộc sống và học tập”.

4 năm nay, Bình vừa học vừa đi làm. Ai thuê gì làm nấy. Bình cười: “Thu nhập không nhiều nhưng nếu tằn tiện chi tiêu thì cũng đủ ạ”. Phải bươn chải, vất vả gấp bội so với các bạn cùng trang lứa nhưng Bình chưa bao giờ than vãn mà ngược lại luôn nỗ lực hết mình và cố gắng học tập tốt. Từ năm lớp 10 đến học kỳ I năm học này, Bình luôn đạt thành tích học sinh tiên tiến.

Nói về cậu học trò nhỏ, cô Phạm Thanh Tâm-chủ nhiệm lớp 12C8, cho biết: “Dù có hoàn cảnh bất hạnh nhưng Bình rất hòa đồng, vui vẻ, được các bạn thương mến. Em có năng khiếu văn nghệ. Nói chung, khi mới tiếp xúc, ít ai biết được hoàn cảnh của em. Bình rất tự lập, ngoài giờ học em còn đi làm thuê kiếm sống”.

Thầy Nguyễn Văn Trường-Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, nhận xét: “Bình rất có nghị lực vượt khó, nếu không chắc em đã bỏ học. Nhà trường biết hoàn cảnh của em nên luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Vừa rồi, Ban Giám hiệu nhà trường có đến chúc Tết mới thấy hoàn cảnh của em còn khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. Sau đó, nhà trường có tổ chức quyên góp được 2,9 triệu đồng và trích ra mua cho em cái bàn học. Số dư còn lại thì gửi em chi tiêu trong dịp Tết”.

Nghị lực vượt khó của Bình là tấm gương sáng cho nhiều học sinh. “Em ước mơ được vào Học viện An ninh nhân dân nhưng có lẽ không đủ điều kiện rồi chị ạ. Năm em học lớp 11, em bị một người đi xe máy tông gãy chân. Lý ra phải phẫu thuật nhưng không có tiền nên chỉ bó bột xong rồi về. Bác sĩ dặn 6 tháng mới đi lại được nhưng sợ hổng kiến thức, mới được 2 tuần em đã chống nạng đi học lại. Bây giờ, cái chân bị gãy yếu hơn và trở trời là đau nhức. Em nghĩ, sau khi tốt nghiệp sẽ đi học nghề. Sau này có tiền, em sẽ sửa lại căn nhà. Đó là tâm nguyện của mẹ nhưng đến giờ vẫn chưa thể thực hiện”-Bình nói, ánh mắt nhìn xa xăm.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.