Căng thẳng sóng ngầm Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không quá ồn ào, nhưng cả Trung Quốc lẫn Mỹ cùng với đồng minh là Anh đều đang thể hiện quyết tâm tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan quay lại Biển Đông. Ảnh: US Navy
Tàu sân bay USS Ronald Reagan quay lại Biển Đông. Ảnh: US Navy


Hôm qua, Đài Sky dẫn thông tin từ phía quân đội Trung Quốc chỉ trích việc tàu hộ tống Anh HMS Richmond đến Biển Đông là “chứa đựng ý đồ xấu xa”.

Chiến hạm Anh - Mỹ tiến về Biển Đông

Trước đó, thông qua tài khoản mạng xã hội Twitter, thủy thủ đoàn HMS Richmond ngày 27.9 cho biết vừa hoàn thành các hoạt động ở biển Hoa Đông và đang vượt qua eo biển Đài Loan, tiến về Biển Đông. Như thế, chiến hạm HMS Richmond có hải trình kéo dài qua 3 vùng biển mà Bắc Kinh đang có nhiều hoạt động gây quan ngại. Đây là lần hiếm hoi mà một chiến hạm phương Tây không phải thuộc hải quân Mỹ có hải trình kéo dài liên tục qua biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Hoạt động của tàu hộ tống HMS Richmond ở Biển Đông diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth dẫn đầu nhóm tác chiến gồm tàu chiến nhiều nước đến vùng biển này hồi cuối tháng 7. Ngay trước khi HMS Richmond đến, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cũng quay lại Biển Đông sau một thời gian được điều đến Ấn Độ Dương để hỗ trợ quân đội nước này rút quân khỏi Afghanistan.

Chính vì thế, có thể thấy Mỹ cùng đồng minh là Anh đang hiện thực hóa các thông điệp tăng cường hành động ở các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi 2 nước này cùng với Úc ngày 15.9 công bố thành lập liên minh mang tên AUKUS - mà mục tiêu nhằm đối trọng với các hành động của Bắc Kinh.

Trả lời Thanh Niên, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) dự báo sau khi AUKUS ra đời, có khả năng liên minh này sẽ hướng đến thành lập các thủy thủ đoàn chung, điển hình như cách tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang mang theo chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ để hoạt động ở Thái Bình Dương.

 

Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc. ẢNH: CHINAMIL.COM.CN
Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc. ẢNH: CHINAMIL.COM.CN


Bước đi mới của Bắc Kinh

Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo mới đây đưa tin máy bay quân sự Y-20 của Trung Quốc vừa cất cánh từ các sân bay trên bãi đá Chữ Thập, bãi đá Xu Bi và bãi đá Vành Khăn. Đây là các thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

Theo bản tin trên, máy bay Y-20 đưa binh sĩ từ các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở 3 bãi đá trên về lại đất liền. Là loại máy bay vận tải quân sự cỡ lớn với tầm bay hơn 7.000 km, Y-20 có thể chở theo nhiều binh sĩ và số lượng lớn khí tài, như có thể chở theo 2 xe tăng Type 15. Chính vì thế, việc điều động Y-20 đến các thực thể ở quần đảo Trường Sa báo hiệu việc Bắc Kinh đang tăng cường năng lực hậu cần, tiếp vận cho các căn cứ quân sự phi pháp tại đây.

Bên cạnh đó, theo chuyên trang Defense News, một số hình ảnh vệ tinh chụp lại một sân bay ở vùng Diêm Lương, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), hồi tháng 12.2020 đã cung cấp thông tin mới liên quan dòng máy bay vận tải Y-20. Cụ thể, hình chụp chỉ ra cho thấy 16 máy bay Y-20, trong đó có 4 chiếc phiên bản Y-20U, hiện diện tại sân bay này. Phiên bản Y-20U có các chi tiết kỹ thuật về khả năng tiếp dầu trên không. Đến nay, chưa rõ Trung Quốc có tổng cộng bao nhiêu chiếc Y-20, nhưng loại máy bay này đã có thêm phiên bản Y-20U. Với tầm bay xa và hiện đại hơn so với các dòng máy bay tiếp dầu hiện có của Trung Quốc, Y-20U được cho là sẽ hỗ trợ rất nhiều để các dòng chiến đấu cơ của nước này mở rộng tầm hoạt động. Như thế, nếu Y-20 có thể thuận tiện cất hạ cánh trên các hạ tầng ở Trường Sa, Bắc Kinh có thể mở rộng tầm hoạt động cho các dòng chiến đấu cơ tại các khu vực này.

Các thực tế trên đặt ra các rủi ro mới khi Trung Quốc có thể tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, gây ra nhiều quan ngại. Thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên án, chỉ trích các hành vi của Trung Quốc ở vùng biển này.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.