Cần quyết sách đúng cho mục tiêu tăng trưởng bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề lớn của đất nước.

Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật. Trong đó, Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến lần 2. Đến nay, sau khi lấy ý kiến người dân, dự án luật này còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chính sách đền bù khi thu hồi đất. Cử tri kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giải quyết được vấn đề mấu chốt mà lâu nay thường gây mâu thuẫn, tranh chấp nhiều nhất, đó là xác định giá đất khi thu hồi sao cho đúng giá thị trường. Tuy nhiên, thế nào là sát giá thị trường cũng cần phải có chế tài và quy định rõ ràng trong luật. Giá thấp thì thiệt thòi cho người bị thu hồi đất. Nhưng đất nếu bị đầu cơ thổi giá vì động cơ cá nhân, vụ lợi, làm méo mó thị trường như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm cũng là việc không nên.

Kỳ họp thứ 5 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều thách thức khi tốc độ tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,32%; các trung tâm sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu chính của nước ta bị sụt giảm hoặc tăng trưởng không đáng kể; nền kinh tế chịu áp lực trước yêu cầu ngày càng lớn về chuyển đổi từ sử dụng nhiều tài nguyên và sức lao động sang đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu… Nhiều “điểm nghẽn” của nền kinh tế chưa được giải quyết nên cử tri và người dân cả nước kỳ vọng Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, cùng bàn thảo, tích cực hiến kế, tìm ra giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm.

Quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sáng tạo, chuyển đổi số… vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác tốt các nguồn lực đầu tư công trung hạn, một số chính sách về tài khóa tiền tệ do Quốc hội ban hành nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch… thì nền kinh tế hy vọng sẽ vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay, từng bước phát triển bền vững. Để làm được điều này, ngoài sự quan tâm sâu sát, đồng hành của Quốc hội đòi hỏi sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Diễn ra ngay sau khi Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa kết thúc với tinh thần tiếp tục đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ vận dụng sáng tạo tinh thần của hội nghị vào hoạt động của mình, tạo cơ chế để cán bộ nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung; chống tư tưởng bàn lùi, chây lười, đùn đẩy trách nhiệm; càng khó khăn, càng phải quyết tâm khắc phục.

Đất nước đang đứng trước nhiều thách thức. Cử tri mong mỏi các đại biểu Quốc hội cùng các cơ quan trung ương phát huy trách nhiệm, trí tuệ cùng bàn thảo, tích cực hiến kế nhằm tìm ra giải pháp tối ưu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội được Quốc hội đề ra cho năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho việc hoàn thành các mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.