"Căn nhà xưa bên khu vườn cải..."

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bạn có lúc nào nhớ thương một căn nhà cũ?

Hôm qua, một người bạn hỏi tôi câu ấy, sau khi kể về giấc mơ của bạn. Giấc mơ về ngôi nhà cấp 4 xập xệ, có khói bếp ám lên bức tường hoen màu thời gian và mùi ẩm ẩm của rêu mọc ven nhà. Đó là nơi bạn sống suốt thuở thiếu thời, chứ không phải là ngôi nhà tầng khang trang mà gia đình bạn đã ở hơn 10 năm nay.


Một trong những bài hát tôi vẫn thường thích nghe là “Căn nhà xưa”, với giọng ca Tuấn Ngọc: “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải/ Nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái/ Ở đó có những lũ sên bò quanh, có vết nứt rêu tường xanh…”.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Ấu thơ tôi từng có một không gian êm và thơ như thế, trong căn nhà xưa một thời tôi cùng mẹ ở với ông bà ngoại. Và không hiểu sao khi ấy tuổi còn rất nhỏ, chỉ một thời gian ngắn nhưng ấn tượng về căn nhà của bà vẫn ghi sâu đến vậy.

Căn nhà có bậc thềm trồng những dãy dài hoa báo bão, mong manh như lá cỏ. Ngày kia, đến mùa, cái sắc hoa tím hồng bừng lên đầy sức sống. Con bé tôi ngẩn ngơ ngồi tựa cửa nhìn ngắm cả buổi không chán mắt. Căn nhà của bà rất ngăn nắp gọn ghẽ, cửa gỗ mở đón gió đón ánh sáng trời quanh năm, hướng ra bụi cây râm bụt già cỗi, nở hoa đỏ đong đưa tựa những chiếc lồng đèn bé bé xinh xinh. Từ cửa nhà bà nhìn ra là cả một thế giới sắc màu trong khu vườn nho nhỏ phía trước cửa nhà bà. Này là hồng nhung thơm ngan ngát trồng xen cúc vàng rực rỡ, cà chua chín đỏ, hoa cải nở vàng, cải cúc (tần ô) nở trắng. Phía trái khu vườn nhỏ là gốc táo đang mùa trĩu quả, da xanh căng bóng, góc phải là gốc dâu chín tím lịm gọi mời…

Tôi thích cảm giác ngồi từ thềm nhà, nhìn những mảng sương sớm bảng lảng lan nhẹ cùng những tia nắng ban mai chùng chình trong vạt vườn ấy. Khi chưa kịp nghĩ ra mình đang đói thì bà đã cuống quýt lên dúi vào tay một củ khoai nướng, bắp nướng thơm sực hay đĩa bánh mật thơm thơm vị gừng mà bà đã dậy sớm làm tự bao giờ. Những đứa cháu lớn lên có thời gian gắn bó với căn nhà của bà sẽ biết đó là thiên đường, chẳng kém gì truyện cổ. Đơn giản vì sẽ có hàng trăm món ăn ngon lạ miệng mà bà chiều cháu, cất công tỉ mẩn ngồi làm, sẽ có những buổi lê la bờ cây bụi cỏ bất tận không bị ai la mắng, sẽ làm bạn cả với chó mèo, gà vịt, với từng góc sân mảnh vườn mà thấy thế giới rộng mở bao la…

Ngày kia, facebook anh bạn tôi chụp hình bức tường rêu lún phún xanh với dòng chữ ngắn: “Tường rêu thương nhớ”. Dòng chữ ấy tình cờ đánh thức nhiều kỷ niệm trong hàng trăm bạn bè trong friendlist. Bạn là một doanh nhân có biệt thự, xe hơi ở một khu đô thị mới nhưng mỗi năm không về quê vài lần thì “chồn chân không làm gì được”. Và về, có khi chỉ để ngắm bức tường rêu, nhìn đàn cu gáy đang kiếm ăn bên bụi tre. Để nhìn những gốc mai nở bung xòe trong nắng mềm, những dãy hoa tóc tiên nở bừng sắc hồng, dăm ba con gà con vịt gọi nhau, chia mồi trong vườn nhà, nụ cười mẹ và các anh chị em tươi vui ngày sum họp.

Bạn tôi kể, có bận ngồi bàn nhau việc xây cổng đá hoa cương, xây nhà tầng cho bố mẹ ở. Bàn tới bàn lui vẫn thất bại vì không thể vượt qua nỗi hẫng hụt: Bố mẹ nói, ở mãi nhà ngói mát mẻ quen rồi, ở nhà cao không thích. Mai này, lấy gì khỏa lấp những yêu thương dành cho tường rêu, cho hoa dại trước nhà, cho từng vạt ngói nhuốm màu thời gian?

Bạn có lúc nào nhớ thương một căn nhà cũ?

Khôi Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.