Dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua tỉnh Bình Dương dài hơn 47km, trong đó có tuyến đường hiện hữu dài hơn 12 km đã được HĐND tỉnh này thông qua, khiến các địa phương khác lo lắng về tính đồng nhất kỹ thuật của toàn tuyến.
Dự án đường Vành đai 4 TPHCM đoạn qua Bình Dương dài hơn 47km với tổng mức đầu tư 18.993 tỷ đồng. Trong ảnh là đường NE2 tại TP Bến Cát (tỉnh Bình Dương) được chọn là một đoạn của tuyến đường Vành đai 4 TPHCM. Đoạn còn lại sẽ xây dựng mới theo quy chuẩn chung với các tỉnh. Bình Dương đã có đoạn đường hiện hữu NE2 cũng là lợi thế so với các địa phương khác mà tuyến đường Vành đai 4 TPHCM đi qua Nhiều địa phương lo ngại đoạn đường hiện hữu qua tỉnh Bình Dương không đạt chuẩn cao tốc và quy chuẩn chung của dự án. Mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và TPHCM về thực hiện các thủ tục triển khai dự án đường Vành đai 4 TPHCM. Tại cuộc họp này, các địa phương bày tỏ lo ngại về phương án tài chính chưa đồng bộ (thông số đầu vào chưa đồng bộ với dự án thành phần của các địa phương khác) khi Bình Dương lấy tuyến đường hiện hữu làm một đoạn của đường Vành đai 4 TPHCM. Dự án Vành đai 4 TPHCM đoạn qua Bình Dương đã được HĐND tỉnh này thông qua, duyệt dự án, trong đó có đoạn trùng NE2.
Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương sẽ rà soát lại dự án Vành đai 4 TPHCM, sau đó có báo cáo đến UBND TPHCM (đơn vị được giao chủ trì phối hợp của dự án) và các tỉnh liên quan. Sau đó, trên cơ sở này, các đơn vị liên quan sẽ trình Bộ GTVT và trình Quốc hội vào cuối năm nay. Đường NE2 là một trong những tuyến đẹp nhất của tỉnh Bình Dương với quy mô 10 làn xe. Điểm giao với đường DE6 cũng là điểm cuối của đoạn NE2. Điểm giao giữa đường NE2 với Quốc lộ 13.
Theo kế hoạch, Bình Dương dự kiến khởi công dự án đường Vành đai 4 TPHCM trong quý 4/2024. Để phục vụ cho việc triển khai dự án, UBND huyện Bắc Tân Uyên đã chuẩn bị quỹ đất sạch. Trong ảnh là điểm cuối của đường NE2. Đường NE2 với 10 làn xe được chọn làm đoạn trùng với tuyến đường Vành đai 4 TPHCM. Đường NE2 nhìn từ trên cao.
Từ năm 2013, huyện Bến Cát được nâng cấp lên thị xã. Đây cũng là khoảng thời gian tuyến đường NE2 được hình thành với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hơn 10 năm trước, khi đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu đô thị Mỹ Phước và các khu công nghiệp tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tính toán và bố trí sẵn hạ tầng cho tuyến đường Vành đai 4 TPHCM đi qua (khi đó dự án mới thông qua chủ trương đầu tư).
Dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua tỉnh Bình Dương điểm đầu tuyến tại vị trí đầu cầu Thủ Biên thuộc địa bàn xã Thường Tân (huyện Bắc Tân Uyên) và điểm cuối tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận thuộc địa bàn phường An Tây (TP Bến Cát). Trong đó, đoạn giữa tuyến đi qua địa bàn TP Bến Cát, lấy đường NE2 hiện hữu dài hơn 12km làm đoạn trùng với tuyến đường Vành đai 4 TPHCM.
Dự án nút giao giữa QL14B và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng nguồn vốn gần 540 tỉ đồng vừa được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư, kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông và tạo động lực phát triển.
(GLO)- Những năm gần đây, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nội đồng. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống người dân.
HĐND tỉnh Bình Định đã thông qua tờ trình bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên yêu cầu Sở Xây dựng, các đơn vị phối hợp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện tất cả hồ sơ để UBND tỉnh phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa trước 30/6/2025.
(GLO)- Trong văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Nông nghiệp và Môi trường mới đây, bộ này đề xuất chuyển các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai từ cấp huyện về xã, phường khi tổ chức lại chính quyền địa phương.
Cục Hàng không Việt Nam vừa trình dự thảo quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk lên Bộ Xây dựng, theo đó đến năm 2030 cảng này có công suất 5 triệu hành khách/năm và 19 vị trí đỗ máy bay.
Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku khi đưa vào vận hành sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển còn 2-2,5 giờ, giúp giảm chi phí logistics cho hàng hóa từ Tây Nguyên ra cảng biển để xuất khẩu.
(GLO)- Vòng xuyến tại nút giao thông giao nhau giữa đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) với quốc lộ 19 tại khu vực Hàm Rồng (TP. Pleiku) đang được đơn vị thi công phá dỡ, tiến hành xử lý nền, mặt đường để trả lại nguyên trạng ban đầu nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Theo các chuyên gia, khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi vào hoạt động, muốn tăng giá trị đất phải tập trung phát triển mô hình đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD).
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, Hưng Yên - dự án do Tập đoàn Trump đề xuất.
Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku góp phần tạo dư địa, động lực phát triển không gian cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội đồng bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển.
(GLO)- Những năm qua, hàng trăm hộ dân tại thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông, góp phần làm cho diện mạo đô thị ngày càng sáng-xanh-sạch-đẹp.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu H.Đức Trọng sớm giải phóng mặt bằng 0,4 km còn lại để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án đường nối từ Tân Sơn (Ninh Thuận) đến Tà Năng (Lâm Đồng), trước khi sáp nhập tỉnh.
(GLO)- Ngày 13-5, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai có công văn gửi Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Xây dựng) về việc bảo đảm an toàn giao thông trên quốc lộ 19 đoạn tuyến tránh thị xã An Khê và tuyến tránh TP. Pleiku.
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư nhà ở thương mại được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất 20% quỹ đất xây nhà ở xã hội hoặc bố trí nhà ở xã hội tại các vị trí khác.
(GLO)- Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có hướng dẫn gửi các địa phương về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, chiều dài khoảng 22 km.
(GLO)- Trước mùa mưa lũ năm nay, ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh Gia Lai đang tập trung duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông, nhất là những tuyến đường huyết mạch.
(GLO)- Chiều 12-5, UBND TP. Pleiku tổ chức cuộc họp nhằm thống nhất tình hình hoạt động của Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thành phố khi không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch ứng vốn năm 2025 từ Quỹ phát triển đất tỉnh.