Cách cổ truyền trị viêm mũi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, cộng với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi dễ khiến chúng ta bị viêm mũi.
 

Hành ta - Thảo quyết minh - Bạch chỉ.
Hành ta - Thảo quyết minh - Bạch chỉ.

Dưới đây là một số cách cổ truyền, dân gian theo hướng dẫn của lương y Như Tá dùng trị viêm mũi do thời tiết.

- Nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng.

- Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.

- Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.

- Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.

- Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.

- Một số trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.

- Khi bị viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường, có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày.

- Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.

Mai Thương (theo thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.