Các lãnh đạo gọi điện cho nhau như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau cú điện thoại gây choáng váng Trung Quốc của ông Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, ông Trump bị chỉ trích là nghe điện thoại vô tổ chức. Sự thật có đúng? Các lãnh đạo thường gọi điện cho nhau ra sao?

Ông Trump có ngẫu hứng nghe điện thoại của bà Thái Anh Văn? Khó lòng có chuyện đó!
Ông Trump có ngẫu hứng nghe điện thoại của bà Thái Anh Văn? Khó lòng có chuyện đó!


Bằng việc điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan, gọi bà Thái là "tổng thống", ông Trump đã bước qua lằn ranh mà suốt gần 40 năm qua không tổng thống Mỹ nào làm, dù là mới đắc cử hay đang tại chức. Ông Trump cùng lúc gạt đổ hết nỗ lực không ngừng của Trung Quốc gần 4 thập niên qua thuyết phục các nhà lãnh đạo Mỹ không làm điều đó.

Nhưng ông Trump chủ động hay bị động, ngẫu hứng hay có kế hoạch cho “cú a lô” chấn động thế giới vẫn là đề tài tranh luận ầm ĩ không ngớt, dẫu nó được thực hiện từ hôm 2-12 qua. Nhiều chính trị gia Mỹ chỉ trích đó là hành động vô tổ chức của ông Trump, trong khi báo Washington Post từng dẫn các nguồn tin thân cận với ông Trump khẳng định rằng cuộc điện đàm được lên kế hoạch từ lâu, từ lúc ông Trump còn chưa rõ mình có được đảng Cộng hòa chọn để tranh cử tổng thống hay không.

Để tự giải đáp câu hỏi đó, hãy xem quy trình thường quy các lãnh đạo thế giới gọi điện thoại cho nhau như thế nào:

 

2
Khi Tổng thống Barack Obama nghe điện thoại trong Nhà Trắng, có rất nhiều người "nghe phụ" ông!



Tình huống đơn giản nhất
 

"Hillary Clinton đây, thật đấy!"

Kiểm tra gắt gao và chuẩn bị kỹ lưỡng không có nghĩa mọi chuyện lúc nào cũng đi đúng quỹ đạo. Bà Hillary Clinton, lúc còn là ngoại trưởng Mỹ từng khổ sở chen chân vào... đường dây điện thoại Nhà Trắng.

Chính bà kể: "Tôi đã phải vật lộn với nhân viên trực tổng đài Nhà Trắng vì người này không tin tôi là tôi".

“A lô, cho tôi nói chuyện với ông tổng thống” không phải là câu mà nhân viên trực tổng đài các phủ tổng thống trên thế giới thường nghe từ các lãnh đạo nước ngoài.
Trước khi lãnh đạo 2 nước nói chuyện với nhau, bộ sậu nhân viên của họ đã phải "chạy" từ trước để sắp xếp mọi chuyện.

Chính trị gia từng là phó cố vấn an ninh quốc gia của cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney giải thích tình huống đơn giản nhất: "Khi 2 nước đã có mối quan hệ thân thiện với nhau, mọi chuyện có thể chỉ là nhân viên từ phòng Tình huống của một bên gọi cho đối tác và nói rằng nguyên thủ quốc gia của tôi muốn nói chuyện với lãnh đạo của ông".


Còn trong trường hợp 2 bên ít liên lạc, đại sứ thường là người đầu tiên thay mặt cho lãnh đạo của mình gởi lời đề nghị điện đàm. Hai bên sẽ thống nhất đề tài điện đàm, các điểm chính sẽ bàn bạc và nếu đi đến thống nhất, đội hỗ trợ ấn định mọi chi tiết nhỏ nhất liên quan đến "cú a lô thượng đỉnh".

Nghề "nhắc bài" tổng thống

 

Bà Hillary Clinton từng bị nhân viên tổng đài Nhà Trắng nghi mạo danh
Bà Hillary Clinton từng bị nhân viên tổng đài Nhà Trắng nghi mạo danh


Chỉ với một cú điện đàm ngắn ngủi của tổng thống, rất nhiều bàn tay phải thò vào trước đó. Hãng truyền thông BBC ngày 5-12 cho biết ở Mỹ, Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) - cơ quan tư vấn về an ninh và đối ngoại - thông thường sẽ chuyển cho tổng thống một hồ sơ ghi rõ thông tin của người gọi và có thể thêm vài gợi ý về chủ điểm nói chuyện. Thường thì bộ sậu phục vụ tổng thống Mỹ cũng "nhắc bài" từ trước cho tổng thống về các thông tin cá nhân của người sẽ "ở bên kia đầu dây", chẳng hạn như vợ/chồng người ở "bên kia đầu dây" vừa bị bệnh.


Nếu chủ đề cuộc điện đàm thuộc thể loại rắc rối hay nhạy cảm, NSC sẽ đề nghị họp ngắn với tổng thống từ trước, cũng để "nhắc bài".

Chuyên gia nghe điện thoại tổng thống

Nếu như bạn thuộc típ người rất khó chịu khi có người khác dỏng tai nghe bạn nói chuyện điện thoại, bạn không thể làm tổng thống hay thủ tướng. Các nhà lãnh đạo khắp thế giới có cùng một nỗi khổ chung: bị kiểm soát gắt gao điện thoại, không phải từ một mà nhiều người, bao gồm thông dịch viên và các trợ lý.

Ngay cả trong trường hợp một lãnh đạo thông thạo ngôn ngữ của người điện đàm, ông/bà ta vẫn thường nói bằng tiếng mẹ đẻ. BBC dẫn lời Kevin Hendzel, từng là một nhà ngôn ngữ học tại Nhà Trắng giải thích đây không chỉ là vấn đề kiêu hãnh quốc gia mà còn để tránh tối đa sự hiểu lầm và giữ đúng sắc thái biểu cảm như mong muốn.

Thông dịch viên đến lúc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng ông tổng thống/thủ tướng thường không phải lo. Để đạt được tới cấp thông dịch cho nguyên thủ quốc gia, thông dịch viên của họ phải ở trên mức "5 sao".

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều thông thạo ngôn ngữ của nhau; nhưng khi điện đàm, họ dùng tiếng mẹ đẻ và qua thông dịch
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều thông thạo ngôn ngữ của nhau; nhưng khi điện đàm, họ dùng tiếng mẹ đẻ và qua thông dịch


Tổng thống cũng bị lừa

Lừa tổng thống chẳng phải là chuyện dễ, nhưng không phải là không thể. Trong số những kẻ đi lừa, nhà báo là đối tượng "cộm cán" nhất. Mới hồi đầu năm 2016, một người dẫn chương trình radio "thò miệng" được tới tận tai Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, giả làm lãnh đạo của vùng tự trị Catalonia ở nước này.

Cao tay hơn là một phát thanh viên khác làm việc cho "báo nói" El Zol ở Miami (Mỹ). Hồi năm 2003, anh ta gọi cho tổng thống Venezuela lúc đó là ông Hugo Chavez, tự xưng mình là... lãnh tụ Fidel Castro. Sau đó, tay nhà báo giở trò tương tự với ông Castro, xưng mình là Chavez.

Một cú lừa khác cũng đến từ một nhà báo phát thanh. Chuyện xảy ra từ năm 2005 và mục tiêu là ông Evo Morales, lúc đó là tổng thống mới đắc cử của Bolivia, còn tay nhà báo vào vai Thủ tướng Tây Ban Nha lúc bấy giờ là Jose Luis Rodriguez Zapatero. Một lần khác, vào năm 1995, Thủ tướng Canada "giả" đã gọi điện thoại trót lọt cho nữ hoàng Anh. "Diễn viên" cũng là nhân viên đài phát thanh nốt. Quả là một nghề đầy tai tiếng!

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.