Cà chua rất tốt nhưng nấu chín hay uống nước ép tốt hơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, vậy nên ăn cà chua nấu chín hay là cà chua sống?

Báo VietNamNet dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông Y Hà Nội cho biết, cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua.

Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng thế nào. Loại quả này chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa rất tốt với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy, chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, mỡ máu; có khả năng dự phòng ung thư.

Trong 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần cho mỗi ngày; vitamin C (20-25%) tăng cường miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông máu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp.

Cà chua rất tốt nhưng nấu chín hay uống nước ép cà chua tốt hơn được nhiều người quan tâm.

Cà chua rất tốt nhưng nấu chín hay uống nước ép cà chua tốt hơn được nhiều người quan tâm.

Theo Đông y, cà chua tính chua, ngọt, nhạt, mát, tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.

Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, máu đặc dính (mỡ máu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.

Cà chua có hai cách sử dụng là nấu chín hoặc ăn sống. Cà chua chứa lycopene khi nấu chín sẽ giúp tăng hấp thụ hơn khi ăn sống. Cà chua cũng có axit oxalic, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận nhưng nấu chín, axit này có thể bay hơi.

Một số nghiên cứu cho rằng cà chua nấu chín tốt hơn ăn sống. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chọn nấu chín hay ăn sống tùy vào món ăn. Ví dụ, khi làm salad, nước ép, bạn có thể ăn sống cà chua như trái cây thông thường. Cà chua cũng có thể nấu chín khi làm các món xốt, hấp, nước canh.

Cà chua có nhiều cách chế biến.

Cà chua có nhiều cách chế biến.

Cẩn thận khi dùng cà chua

Cà chua khi chưa chín thì tránh ăn bởi trong cà chua xanh có Alkaloid cao, ăn nhiều có thể gây buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi. Vì thế bạn không nên để cà chua trong tủ lạnh, nên để cà chua ngoài chỗ thoáng mát và đặt cuống lên trên sẽ giúp bảo quản cà chua lâu hơn.

Bạn cũng không nên ăn cà chua cùng với dưa leo vì có thể gây đau bụng. Khi mua cà chua nên chọn cà chua trái có màu đỏ nhưng không phải đỏ rực như nhuộm.

Cà chua nấu chín được cho là tốt nhưng không có nghĩa là bạn nấu quá lâu trên lửa vì sẽ làm biến chất. Cà chua tốt nhưng cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải mỗi ngày, tránh dùng quá nhiều có thể gây khó tiêu.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.