Buồn như… mất sổ gạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thế hệ trẻ ngày nay chắc không biết sổ gạo là gì và vì sao lại “buồn như mất sổ gạo”? Để hiểu điều này thì phải quay lại lịch sử hơn 60 năm về trước…
Sau Hiệp định Genève 1954, nước ta tạm thời chia làm 2 miền. Do nguồn lúa gạo miền Nam cung cấp cho miền Bắc không còn, từ tháng 3-1957, thoạt đầu Nhà nước chỉ thực hiện chế độ cung cấp chế độ gạo ăn hàng tháng cho cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và sinh viên các trường đại học, trung học chuyên nghiệp với giá thống nhất là 4 hào/kg. Tuy nhiên, sang đến những năm 60, giá gạo tăng vọt do tình hình sản xuất lương thực của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng giảm sút, cầu quá lớn trong khi nguồn cung có hạn, Nhà nước phải thành lập một cơ quan chuyên trách là Tổng cục Lương thực trực thuộc Chính phủ, đồng thời chính thức cho ra đời sổ đăng ký mua lương thực và tem lương thực. Sổ gạo-tên gọi nôm na của sổ đăng ký mua lương thực ra đời từ đó. Nó có giá trị như một thứ tiền tệ, áp dụng cho toàn miền Bắc, sau giải phóng nhân rộng ở miền Nam đến tận cuối những năm 80.
Suốt cả thời sinh viên cho đến khi ra trường nhận công tác, hơn 11 năm liền, tôi đều được ăn “gạo Nhà nước”. Thời sinh viên 17 kg/tháng và thời làm báo là 15 kg/tháng. Cũng cần biết đó là một sự ưu tiên bởi theo chế độ định lượng bấy giờ, cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, nhân dân thành thị là 13,5 kg/tháng; lực lượng vũ trang 21 kg/tháng. Công nhân sản xuất trực tiếp, tùy công việc mà có chế độ 15-21 kg/tháng. Tuy nhiên, định lượng đó không được toàn gạo mà phải độn. Từ “độn” có lẽ xuất hiện vào khoảng năm 1967 khi ở miền Bắc chiến tranh ngày càng ác liệt, sản xuất bị đình trệ do bom đạn tàn phá nặng nề, cả viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng không đủ. Tất cả đều phải ăn độn-thường là 30%, chỉ trẻ em dưới 3 tuổi mới được mua 100% gạo. Dù sao, tỷ lệ đó cũng chưa là gì so với quãng thời gian 1976-1984. Bấy giờ, sau khi đất nước thống nhất, cứ tưởng với vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, những người hưởng chế độ gạo cung cấp sẽ thoát khỏi cơm độn. Nhưng rồi chiến tranh ở hai đầu đất nước nổ ra, rồi liên tiếp 2 năm (1978-1979) Nam bộ xảy ra 2 trận lụt lớn. Bên cạnh đó, việc hợp tác hóa lại chỉ khiến sản lượng lương thực giảm sút, chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực không năm nào đạt được khiến tỷ lệ “độn” đối với những người ăn gạo Nhà nước thời điểm này có khi lên tới 50%. Người dân TP. Hồ Chí Minh kêu phải ăn bo bo là điều chưa từng thấy trong lịch sử; nhưng ở nhiều tỉnh khác, được ăn thứ hạt này đã là điều hạnh phúc. Mì lát khô chặt khúc, mì tươi, khoai lang… nghĩa là tất cả những gì các cửa hàng lương thực vét được thì đều phải chấp nhận. Gia Lai bấy giờ độn phổ biến mì lát và khoai lang khô. Tuy nhiên, do không được bảo quản tốt, 2 thứ này khi đến tay người ăn đã mọt lỗ chỗ như mặt sàng, chẳng còn chút mùi vị. Để nuốt được, các bếp ăn tập thể phải xay thành bột rồi nặn bánh hấp lên.
Được hưởng tiêu chuẩn lương thực cung cấp của Nhà nước là thế, nhưng để mua được nó cũng chẳng dễ dàng. Gặp khi nguồn cung không đủ, có tháng phải mua thành 2, 3 đợt. Lại do đối tượng có sổ lương thực quá lớn, các cửa hàng phải lên lịch cho từng khu vực. Ai không có “tay trong” là nhân viên lương thực, muốn mua được sớm để có cơ may khỏi phải nhận những lô gạo mốc xì, lẫn nhiều cát sạn thì phải đi xếp sổ từ mờ sáng rồi rồng rắn giữ chỗ để coi chừng kẻ chen ngang. Đặc biệt là phải coi chừng mất sổ gạo. Mất sổ gạo bấy giờ đích thực là một tai họa. Xin cấp lại sổ phải qua nhiều thủ tục phiền phức đã đành, thời gian chờ có sổ lấy gì ăn mới là chuyện nan giải. Giá gạo ngoài thị trường cao gấp 10 lần giá Nhà nước, lương cán bộ, công nhân, viên chức thời ấy sao có thể kham. Thế nên thấy ai vẻ mặt buồn bã hay ngơ ngẩn vì chuyện gì, người ta lại ví von tiếu lâm “buồn như mất sổ gạo” hay “ngẩn ngơ như người mất sổ gạo” là thế!
Sức chịu đựng của con người quả là phi thường… Cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, khi đất nước tiến vào công cuộc đổi mới, chế độ khoán trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi thì tình hình mới bắt đầu sáng sủa. Giá gạo thị trường xuống dần và đến giữa năm 1989 thì đã thấp hơn giá gạo Nhà nước. Theo đó, tại các cửa hàng lương thực, tình cảnh từng hàng người rồng rắn xếp hàng cũng biến mất. Các công ty lương thực quyền thế một thời lặng lẽ giải thể không kèn không trống. Cuốn sổ gạo tựa “bùa hộ mệnh” cũng lặng lẽ chìm vào dĩ vãng. Từ chỗ thiếu đói triền miên, trong đời sống hôm nay hạt gạo đã trở thành “chuyện nhỏ”. Ôn lại “chuyện cổ tích” về sổ gạo để thấm thía hơn giá trị của công cuộc đổi mới.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.