'Bức tranh quê' qua nghệ thuật sắp đặt nón bên sông Hàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 16.7, Trung tâm văn hóa - điện ảnh TP.Đà Nẵng cho biết từ ngày 24 - 26.7, tại không gian phía bắc cầu sông Hàn (đường Trần Hưng Đạo, Q.Sơn Trà) sẽ tổ chức không gian nghệ thuật sắp đặt nón với chủ đề Bức tranh quê.

Với hơn 1.000 nón lá các loại và các vật liệu khác như tre, rơm…, chương trình nghệ thuật dàn dựng sẽ triển khai trên diện tích 1.000 m2. Bức tranh quê miêu tả phong cảnh làng quê Việt Nam sinh động, giàu hình ảnh, tự nhiên và có tính nghệ thuật cao. Chương trình còn có các hoạt động phụ trợ như: vẽ tranh trên nón lá, hướng dẫn trẻ vẽ tranh trên nón, các nhân vật hóa trang (cosplay) thành người dân thôn quê Việt Nam.

Tiếp nối các chương trình nghệ thuật sắp đặt như: sắp đặt dù, lốp xe, chong chóng, chai nhựa…, chương trình nghệ thuật sắp đặt nón là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2020, góp phần đa đạng các loại hình văn hóa, nghệ thuật giải trí phục vụ người dân, du khách trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Không chỉ tái hiện khung cảnh mộc mạc, bình yên làng quê Việt, ban tổ chức Bức tranh quê còn mong muốn góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của người dân.

Theo Hoàng Sơn (thanhnien)

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.