Bữa ăn học đường trong "cơn bão" thực phẩm bẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian gần đây, câu chuyện thực phẩm bẩn luôn là vấn đề nóng khiến toàn xã hội lo lắng. Trước tình hình đó, bữa ăn học đường đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh có con học bán trú, từ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm đến quy trình chế biến món ăn…  

Canh cánh nỗi lo

Việc các trường Mầm non, Tiểu học tổ chức cho học sinh học bán trú đã giảm gánh nặng cho nhiều phụ huynh trong việc đưa đón con cái, lo lắng ăn uống và trên hết là phần nâng cao chất lượng học tập. Gửi con ở trường đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh đã giao phó, trông cậy hoàn toàn vào nhà trường, gửi niềm tin vào lương tâm và đạo đức của những người cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, bữa ăn trường học luôn khiến các phụ huynh lo lắng.

 

Ảnh: Phan Lài
Ảnh: Phan Lài

Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi năm nào cũng có những vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến bếp ăn trường học. Theo quy định của ngành Y tế, các bếp ăn trong nhà trường phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); dụng cụ, phương tiện chế biến, phân phối thức ăn phải đúng quy định; phải có phương tiện bảo quản lạnh thực phẩm; phải có sổ sách theo dõi nhập, xuất thực phẩm, các hợp đồng cung cấp thực phẩm. Mặt khác, phải có sổ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên nhà ăn, bếp ăn; có chứng nhận đã qua tập huấn về VSATTP… Tuy nhiên, theo khảo sát của P.V tại một số trường Mầm non, Tiểu học có tổ chức bán trú trên địa bàn tỉnh thì vấn đề đảm bảo VSATTP trong trường học vẫn còn một số bất cập. Khi mua thực phẩm, các trường đều có hợp đồng mua bán và có ký cam kết với các đơn vị cung ứng thực phẩm, tuy nhiên hợp đồng này vẫn mang tính chung chung và chỉ mang tính lý thuyết, bắt buộc; còn việc các đơn vị cung ứng có cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo yêu cầu theo cam kết lại là một vấn đề khác, bởi nguồn thực phẩm cung ứng cho các bếp ăn học đường rất lớn, phải thu gom từ nhiều cửa hàng, nhiều nguồn khác nhau, rất khó để kiểm tra chất lượng vì không có các dụng cụ chuyên ngành. Khu chế biến của một số trường học vẫn còn chật chội, bố trí không hợp lý nên nguy cơ mất VSATTP rất cao. Vì thế, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc vẫn có nhiều “cơ hội” len lỏi vào các bếp ăn nhà trường.

Đơn cử, tại Trường Mầm non Hoa Mai (số 40, đường Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku), dù trường đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP nhưng nơi nấu nướng vẫn còn khá chật chội. Trường có đến 321 trẻ, nhưng chỉ có 3 nhân viên cấp dưỡng. Cô Nguyễn Thị Hồng-Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc cung ứng thực phẩm chỉ có cam kết giữa hộ kinh doanh và nhà trường, tất cả thực phẩm đều được kiểm tra bằng mắt thường. Quỹ đất không có nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất ở khu vực nhà bếp. Nhà trường cũng gặp khó khăn về kinh phí nên chỉ mới tuyển dụng được 3 nhân viên cấp dưỡng”.

 

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo (đường Lý Tự Trọng, TP. Pleiku)-một phụ huynh có con đang học Mầm non chia sẻ: “Mỗi ngày, cháu chỉ ăn ở trường bữa chính và bữa xế nhưng tôi rất lo lắng. Bởi thức ăn ở nhà, tôi thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm an toàn, về nhà còn ngâm nước muối, sục máy khử Ozone mà vẫn còn sợ bị nhiễm thuốc. Ở trường, nấu cho hàng trăm trẻ, liệu thức ăn có đảm bảo ăn toàn hay không. Lo nhưng cũng không biết làm sao?”.

Giải pháp tạm thời

Theo thống kê của Sở Giáo dục-Đào tạo, năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 259 trường Mầm non, trong đó có 152 trường có bếp ăn tập thể với 1.614 nhóm lớp; có 309 trường Tiểu học, trong đó có 41 trường có bếp ăn tập thể. Trước thực trạng đáng lo ngại về thực phẩm bẩn, các trường Mầm non, Tiểu học có tổ chức bán trú trên địa bàn tỉnh đã và đang cố gắng chú trọng đến việc đảm bảo nguồn thực phẩm sạch để phụ huynh yên tâm gửi con ở trường. Thầy Nhữ Văn Hưng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa) cho biết: Nhà trường hiện 720 học sinh, nhưng chỉ có 4 khối lớp (từ lớp 2 đến lớp 5) với 470 em học sinh đăng ký bán trú. Để đảm bảo sức khỏe cho các em, nhà trường luôn đặt vấn đề VSATTP lên hàng đầu và nhiệm vụ trọng tâm từ đầu năm học. Hàng ngày, vào 6 giờ 30 phút, khi cơ sở kinh doanh đưa thực phẩm tới, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, nhân viên nhà bếp cùng đại diện phụ huynh cùng nhận và kiểm tra thực phẩm; trước khi chế biến, thực phẩm đều được rửa bằng nước muối pha loãng và sục máy Ozone để “tẩy độc” cho thực phẩm. Nhà trường ký hợp đồng với các cá nhân, cơ sở cung cấp thực phẩm theo tháng, lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo thực phẩm tươi, ngon. “Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra đột xuất các đơn vị cung cấp thực phẩm, nếu phát hiện sai phạm, chúng tôi sẵn sàng cắt hợp đồng. Khu nhà bếp được đầu tư xây dựng theo mô hình “Bếp ăn một chiều”; nhà bếp có 13 nhân viên, trong đó có 1 bếp trưởng, 1 quản lý. Trước khi chia cơm cho học sinh, cán bộ y tế trường học đều kiểm tra thức ăn, thực hiện lưu mẫu thức ăn để có cơ sở kiểm tra, đối chiếu nếu có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. Vì thế, suốt 17 năm tổ chức bán trú, nhà trường chưa có trường hợp học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm”-thầy Hưng cho biết.

Bên cạnh việc kiểm tra, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm, một số trường đã tổ chức trồng rau, củ để tự cung cấp cho bếp ăn nhà trường. Trường Mầm non Họa Mi (đường Hùng Vương, TP. Pleiku) là một trong ít trường học trên địa bàn tỉnh có vườn rau riêng. Với diện tích hơn 500 m2, nhà trường đã trồng nhiều loại rau như: dền, cải, bồ ngót, khoai lang… để phục vụ cho bữa ăn của trẻ; dù không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu rau xanh của cả trường, nhưng đã giảm bớt phần nào nỗi lo VSATTP của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, số trường có thể tự trồng thêm rau để phục vụ bữa ăn cho học sinh là rất ít, bởi quỹ đất không có nên mỗi trường lại có một cách riêng để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ thực phẩm bẩn trong bếp ăn trường học.  

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Căn-Phó Trưởng phòng Chính trị-Tư tưởng, Sở Giáo dục-Đào tạo cho biết: “Để chấn chỉnh tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào trường học, ngay từ đầu năm học, Sở đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường cụ thể về vấn đề đảm bảo VSATTP, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, Sở cũng đã phối hợp với các cơ quan liên ngành thường xuyên kiểm tra, thanh tra các bếp ăn trường học. Ngoài ra, các trường cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc mua và chế biến thực phẩm, có như vậy phụ huynh mới yên tâm với bữa ăn của con em mình tại trường, các em học sinh cũng có điều kiện để phát triển toàn diện, học tập tốt hơn”.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.