Bỗng nhớ gió rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Muốn trốn lò than TP HCM đang sắp vào hè, thiêu đốt cả những giấc mơ xa xôi thì chốn đủ gần đủ xa chắc có lẽ là xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) với vườn quốc gia mướt mát và ngôi chùa Hồng Trung Sơn tĩnh lặng.
Thi thoảng lòng nhũn như nước, chợt thèm xóm vắng người, mái lá lưa thưa nằm êm đềm ven dòng sông chảy qua trước mặt chia xóm làm hai nửa. Bên này sông là nhà, bên kia sông là rẫy bắp, trảng cỏ, hoa dại bừng nở sau tiếng chuông vang vọng hoàng hôn. Trời đã vào mưa. Những đám mây đen lơ lửng trên ngọn cây cao vút, rầm rì chuyện gieo trồng, cày cấy.
Cây tung cổ thụ ở rừng Nam Cát Tiên
Cây tung cổ thụ ở rừng Nam Cát Tiên
Tắm rừng
Xóm cách Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên không xa mấy, chỉ chừng vài trăm bước chân. Qua một lần đò, những tán lá xanh thẫm cuốn lòng người trôi vào cung đường xuyên rừng đến báu vật đại ngàn. Nào là cây tung cổ thụ, cây bằng lăng hơn 300 năm có 6 ngọn vươn cao hứng trọn ánh mặt trời, nào là cây gõ "bác Đồng" và vô vàn sinh linh nhỏ bé lạ lùng.
Cung đường dài chừng 5 cây số cũng đủ làm lòng người già cỗi bởi phố thị tươi giòn, làm con nít được phen mắt tròn mắt dẹt. Bọn kiến "núc ních" kéo một đường cắt ngang lối mòn, khiến tụi nhỏ chùn bước, thậm chí có đứa sợ muốn khóc. Gắng nhảy nhanh qua nhưng lóng nga lóng ngóng vì lần đầu đối mặt với đàn kiến to quá cỡ so với đồng loại ở thành thị. Đó là chưa kể đến lúc bị vắt bám, xin tí máu lúc nào không hay.
Cây tung cổ thụ cao vút trời xanh được cho là ngàn năm tuổi với bộ rễ cực ấn tượng, to bản vươn dài, trồi lên hẳn mặt đất. Ước tính bộ có rễ bề ngang gần 1 m, bề dài hơn 5 m. Những rễ nhỏ khác của cây tung cũng to ngang ngửa với những cây bình thường khác xung quanh. Có thể nói cây tung này đặc biệt chỉ thua cây tung ở ngôi đền Ta Prohm nằm trong quần thể Angkor - Campuchia. Đây cũng là lý do khiến cây tung này được mệnh danh "Thằn lằn sấm" ở rừng Nam Cát Tiên.
Rừng Nam Cát Tiên có nhiều chỗ để tắm táp, nào là tắm sông, nào là tắm hồ. Với kẻ lãng đãng, có lẽ thú vị nhất là đi chân trần giữa con đường đất, nghe lạo xạo lá mục nồng ngai ngái, rồi nằm phịch, gom khoảng trời xanh trong có làn mây trắng như bông vào lòng.
 Đi dưới tán rừng mát lạnh
Đi dưới tán rừng mát lạnh
Ôi, hương ca cao!
Sáng mai mở mắt, trời còn chưa sáng hẳn, cố tình ra võng đong đưa "nướng cho đến khét". Thế nhưng vẫn phải cắt cơn, bật dậy, nhược bằng không muốn hụt phiên chợ sớm. Chợ nơi xa ngái với những món thơm bùi vị quê, nhẹ túi tiền và không thể bỏ qua như bánh cam mặn, bánh cam ngọt. Có đứa ăn lần chục cái vẫn thòm thèm.
Đường quê yên ả, thả bộ loanh quanh bắt chuyện với mấy bà thím, được mời vào nhà ngắm hoa ca cao trắng muốt, có mùi thơm dịu nhẹ. Nói đến ca cao xứ này, nổi tiếng có ca cao ở xã Tà Lài, cách Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên không xa.
Ca cao có hai thời điểm ra hoa đậu trái đó là khoảng tháng 4 đến tháng 5 (thu hoạch vào tháng 10-11) và tháng 10-11 (thu hoạch vào tháng 3-4). Tùy vào điều kiện chăm sóc, thời tiết, hoa ca cao sẽ ra sớm hoặc trễ hơn 1 tháng. Nghe nói nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước, bón phân) thường xuyên trong mùa khô thì lượng cây sẽ có trái quanh năm.
Ca cao Tà Lài thơm bùi, uống nóng là "số dzách". Dẫu vậy, nếu muốn biến tấu thì có vô số món lạ bụng như sinh tố ca cao, rượu ca cao, ca cao dằm sữa đá. Sô-cô-la đắng nơi đây cũng là món đáng thử vì vị ngon không kém những thương hiệu có tiếng. Quãng đường lội ngược từ xã Nam Cát Tiên tới vườn cao cao yên bình, vừa đủ uốn éo vừa đủ mướt mắt, cảm thấy mình là một kẻ mộng mơ, chìm đắm trong buổi chiều gió lộng.
Rồi lòng sung sướng âm ỉ khi bám theo những người đi cắt tranh lợp mái làm nhà. Nóng hừng hực, mồ hôi ướt đẫm vì bọc mình trong mấy lớp quần áo tránh cỏ tranh cắt vào người. Cực thế mà vui!
Và những chiều đi tắm suối, tắm sông, thả hồn chầm chậm trôi theo tiếng lá lạo xạo. Gió mềm lướt trên tóc, trên mặt, luồn cả vào trong người mơn man da thịt. 
Theo HUỆ BÌNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

(GLO)- Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.