Bông điên điển nở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi người đều có một ngôi nhà để trở về, điều đó là chắc chắn. Dẫu căn nhà đó không to rộng ở con phố chính chộn rộn xe cộ qua lại với chiếc cổng luôn đóng kín, mà chỉ là một căn nhà nhỏ nằm khuất trong một làng quê, muốn vào nhà phải đi qua một con đường nhỏ hai bên đầy ruộng lúa. Căn nhà của Liên, cô gái tròn 20 tuổi ngày xưa ấy là thế, nằm bên một nhánh sông, ở một cù lao nhỏ. Cù lao nhỏ ấy được bao quanh cây trái xanh tươi là ký ức của Liên.

Vĩnh Long với dòng sông và lục bình cứ dập dìu trôi lên trôi xuống như thể đang tìm một nơi chốn nào đó để dừng lại, có khi hoa bung nở tím cả một nhánh sông. Con sông ấy đôi khi rực vàng bởi vào mùa hoa điên điển, loại cây mỏng manh ấy sống bám vào phù sa, chen cùng lau lách không hẹn mà cùng vươn cao, nở rực hoa vàng làm nao lòng người dẫu đã quá quen cảnh vật.

20 tuổi, Liên chưa kịp yêu ngoài công việc hằng ngày lái con thuyền nhỏ qua sông đi thăm cù lao nhỏ của mình. Cù lao ấy là một sự kế thừa từ thời ông nội. Ba của Liên đã dày công trồng biết bao nhiêu cây trái, nào là chôm chôm, xoài, mít, ổi, bưởi… nói chung là bốn mùa cây trái đều có trong vườn để giờ đây trở thành một vườn cây đa dạng. Khi ngành du lịch phát triển, bên du lịch ngỏ ý đưa khách tham quan theo dạng tour du lịch sinh thái, cù lao nhỏ ấy biến thành điểm đến của bao nhiêu dấu chân. Liên thành cô hướng dẫn viên bất đắc dĩ vào những ngày có khách tham quan.

Liên sống hồn nhiên giống như cù lao cứ bốn mùa nằm giữa con sông, mỗi ngày nước triều lên xuống réo giục. Cô con gái miền sông nước ấy chưa kịp vỡ lòng về tình yêu, con sóng của dòng sông chưa chứng kiến nụ hôn dại khờ của tuổi thanh xuân, chưa có bao nhiêu buổi hẹn hò, thì một buổi chiều lộng gió, cỏ cây chao nghiêng, Liên rời con thuyền về nhà chồng. Hoàng xuất hiện trên một chiếc canô, ngắm nhìn cái cù lao cây trái đó, anh đặt vấn đề như anh đã gặp Liên từ lâu. Đám cưới đi qua con sông khi những vạt lục bình chưa kịp nở màu hoa tím, còn những cây điên điển vẫn còn xanh lá, chưa kịp điểm hoa vàng. Liên cũng không hiểu tại sao mình lại gật đầu ngay lúc đó, khi hai người chưa một lần hò hẹn, chưa hề có một lần hờn giận và chưa một lần nắm tay thong dong trên phố, kệ những chiếc lá mùa thu trên đường rơi chạm gót chân.

Sự chọn lựa là một sự thay đổi. Liên về phố, về căn nhà đẹp như trong các tập sách quảng cáo, có thảm cỏ xanh, có chiếc xích đu sơn trắng, có vạt hoa bám vào tường nở màu tim tím. Liên về phố, thảnh thơi lên chiếc ôtô, hững hờ đưa mắt qua cửa kính nhìn cuộc sống lướt qua. Dẫu sự chọn lựa nhanh chóng, nhưng Hoàng là một người chồng tốt. Anh che chở Liên giống như đại thụ dang rộng tán cây để giữ cây dương xỉ nhỏ nhoi nép mình bên dưới.

Thật ra, trong những giây phút đầu gặp Hoàng, Liên đã gửi lòng tin cậy, dẫu Hoàng hơn Liên 22 tuổi. Ai đã nói rằng khi tình yêu đến thì tuổi tác chắp cánh bay đi, quả không sai. Hoàng có một thời gian dài du học và làm việc bên Pháp, anh chịu khó làm ăn và khi trở về nước đã có một tài sản. Anh phải lòng Liên rất đơn giản khi anh ngồi cà phê gần bến sông, nơi cô hay chèo thuyền đưa khách qua sông. Cô ấy có mái tóc dài tung bay trong gió, chiếc áo bà ba đính nhiều bông hoa vàng hở một phần da thịt, tôn bộ ngực xuân thì ấy trên bến sông đã làm trái tim anh chao đảo. Vậy là đi tìm, như định mệnh. Bởi trong cuộc sống mọi người há chẳng nói duyên vợ chồng là định mệnh đó sao? Để hai con người sinh ra ở hai mảnh đất khác nhau, lớn lên hồn nhiên ấy chợt va vào nhau trong một khoảnh khắc và sau đó trở thành đôi lứa. Hoàng cũng là một người đàn ông chẳng có những mối tình xưa để trăn trở, để nhớ về.

Ai cũng bảo Liên may mắn. Thật vậy, trong số bạn bè của Liên có nhiều người lấy chồng, sinh con để rồi không thoát ra nổi cái vòng luẩn quẩn phải bươn chải trăm công nghìn việc, còn buổi tối thì anh chồng trở về nhà với cơn say, đi từng bước chân xiêu vẹo. Cuộc đời Liên từ khi rời khỏi dòng sông đã thay đổi, đã rộn ràng những viên sỏi lăn theo trên con đường trong vườn nhà.

Nhưng bây giờ, Liên lại không muốn về căn nhà đó. Liên muốn mình như cô gái 20 tuổi ngây thơ ngày xưa, muốn quá. Để rồi tự hỏi tất cả có muộn không khi Liên gặp Ấn. Ngay giây phút gặp nhau đó, ngay lúc chạm nhau ở hành lang đó và cuối cùng là gặp nhau ở quán cà phê, trái tim Liên hoảng hốt sau 10 năm làm vợ. Liên bắt đầu ngoại tình, nhẹ nhanh như thể có một hôm người ta quên chìa khóa nhà, thế rồi cứ lang thang ngoài đường. Người đàn bà 30 tuổi bỗng dưng nhìn lại con đường mình qua, ngộ ra rằng con người không phải chỉ cần cơm ăn áo mặc hoặc leo lên một chiếc ôtô sang trọng, mà còn cần một tay nắm. Nếu Ấn không xuất hiện biết đâu cũng sẽ có một người đàn ông khác xuất hiện, để hỏi: "Em có thích nhìn biển vỗ sóng không?". Trời ơi, ở thành phố đó trọn 10 năm, chưa ai đưa Liên ra biển nghe sóng vỗ. Để rồi Ấn ôm lấy thân thể nhỏ nhoi của Liên mà nói: "Em mềm như lụa" và rồi không cần hoa mỹ, chẳng cần những bông hồng trao tặng như tuổi trẻ, Liên lao vào Ấn, Liên quên đường về nhà.


 

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Thành phố này nhỏ, mọi người nói đùa ra đường là gặp người quen. Mà lạ, khi người đàn bà yêu thì không cần giấu những gì mình có. Liên hân hoan như thể con chim vừa được thả bay tung lên bầu trời, chẳng hề sợ những đôi mắt ngó. Liên vui khi về nhà, lâu lắm rồi Liên mới vào bếp nấu ăn, lâu lắm rồi Liên mới pha cho Hoàng một ly nước chanh. Hoàng ngạc nhiên khi thấy vợ mình giống như một con chim sáo đang hát ca nhưng rồi anh không chú ý.

Buổi tối hôm ấy, thành phố im ắng những ngọn gió. Dường như mùa hè đang làm cho con người ta cảm thấy nóng nực. Chắc giờ này mọi người ra biển, chọn một khoảng trống nào đó trên bãi cát để đón những ngọn gió, họ trốn cơn nóng.

Liên cũng vừa trốn nóng, đôi môi vừa tô lại màu son. Ấn ghì Liên, Ấn làm nát nhàu môi Liên. Từng phân da thịt của Liên tỉnh thức, rạo rực. Ấn bảo: "Em về ly dị với ông chồng già của em đi. Anh sẽ lấy em". Liên "dạ" với Ấn ngọt như vừa bỏ một muỗng đường vào cốc nước chanh. Chiếc áo của Liên lệch vai bởi đôi bàn tay của Ấn tham lam tìm kiếm. Màu son mới tô cũng đã bị phai đi. Nhưng Liên không biết ở một khoảng cách xa đó, nơi có một chậu trường sinh che khuất, Hoàng ngồi đó…

Liên về nhà, vẫn như con chim sáo, như một đứa trẻ vừa đi chơi về. Bước chân của Liên rộn ràng, rồi bất ngờ khựng lại. Hoàng đã ngồi ở phòng khách tự bao giờ. Liên khá bất ngờ vì bình thường giờ này Hoàng vẫn còn đi tiếp khách ở đâu đó. Liên bỗng dưng hốt hoảng như thể mình là một tên ăn trộm bị chủ nhà phát hiện. Hoàng nhìn Liên, Liên có cảm giác như anh đã phát hiện Liên vừa tô lại màu son.

- Em ngồi với anh một tí. Em cài nút áo lệch kìa.

Hoàng nói nhẹ nhàng như gió lướt. Liên xoay vòng tay ôm Hoàng, anh gỡ bàn tay ra rất nhẹ. Anh lấy tờ giấy để sẵn trên bàn, mà khi vào nhà Liên không chú ý. Hoàng nói rất chậm: "Em chỉ ký vào thôi. Anh đã viết rồi. Anh sẽ chia cho em một ít gia tài".

Hoàng đứng dậy, vào phòng. Tờ đơn ly hôn đang nằm trước mặt Liên. Dường như mùa này bên dòng sông quê nhà điên điển đang bung nở những cánh hoa vàng.

Truyện ngắn của Khuê Việt Trường
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.