Bỏ hoang nhà tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại xã Hà Đông (huyện Đak Đoa), có đến gần 350 căn nhà được xây dựng theo Chương trình 134 và 167 của Chính phủ chưa được sử dụng hiệu quả. Mặc dù các hộ dân đã được bố trí tái định cư ra vùng thuận lợi, thế nhưng gần 100 căn nhà trong số này bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có nhiều ngôi nhà xây xong rồi bỏ phế, trở nên điêu tàn, hoang vắng.

Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho người dân chưa phát huy được hiệu quả. Ảnh: Minh Triều
Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho người dân chưa phát huy được hiệu quả. Ảnh: Minh Triều


Những năm qua, rất nhiều các gia đình người dân tộc thiểu số ở xã Hà Đông nhận được quan tâm, hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình 134 và 167, nhằm giúp họ sớm ổn định cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, một phần vì tập quán sinh sống, nhưng phần lớn là về chất lượng của những ngôi nhà này (hư hỏng, xuống cấp rất nhanh) dẫn đến tình trạng người dân không dám ở vì sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Dân không ở vì sợ… nhà sập

 

Ngôi nhà bỏ hoang ngay tại trung tâm làng Kon Sơng Lôk. Ảnh: Minh Triều
Ngôi nhà bỏ hoang ngay tại trung tâm làng Kon Sơng Lôk. Ảnh: Minh Triều


Từ trung tâm xã Hà Đông đến Làng Kon Mahar, rồi đến Kon Sơng  Lôk, dọc hai bên đường là những mái nhà lợp tôn, tường gạch được xây kiên cố nằm ẩn mình trong các lùm cây. Dừng xe bên đường, len qua những bụi cây cùng đám dây leo chằng chịt, chúng tôi tìm đường vào những căn nhà nói trên.

Theo quan sát của P.V, những căn nhà này có cùng một đặc điểm đó là… đã bỏ hoang từ rất lâu và không hề thấy đấu hiệu “định cư” nào ở đây. Hầu hết các ngôi nhà trống huơ, trống hoác, không có cửa trước lẫn cửa sau. Thậm chí, có nhà không còn mái tôn, cỏ mọc cao hơn cả mái nhà. Nền nhà xi măng bong tróc, nứt nẻ, nhiều ổ mối đùn cao chiếm gần 1/3 diện tích căn nhà, dây leo bò dày đặc tứ phía.

 

Ngôi nhà bị bỏ phế trở nên điêu tàn, hoang vắng, cỏ dại mọc cao hơn mái nhà. Ảnh: Minh Triều
Ngôi nhà bị bỏ phế trở nên điêu tàn, hoang vắng, cỏ dại mọc cao hơn mái nhà. Ảnh: Minh Triều


Theo số liệu thống kê của xã Hà Đông, có 349 hộ gia đình thuộc các làng Kon Mahar, Kon Jốt, Kon Sơng Lôk, Kon Nak và Kon Pơ Dram được xây nhà theo Chương trình 134 và 167 của Chính phủ. Trong số này có 64 căn nhà đang bị bỏ hoang với những lý do được người dân đưa ra như: nhà sập hoàn toàn, nứt tường, nứt nền, gãy cột, tốc mái, nhà dột, không nước sinh hoạt… Nghiêm trọng hơn, hiện có 21 hộ dân đang sinh sống trong những ngôi nhà như thế này và ngày ngày đang phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập, không biết nhà sập lúc nào.

Theo những người dân ở đây, sau khi nhận bàn giao nhà từ chính quyền địa phương, nhiều gia đình chỉ ở trong khoảng thời gian rất ngắn thì không tiếp tục sử dụng nữa, dọn về ở trong những ngôi nhà cũ, tạm bợ trước đây. Ông Đinh Huych-làng Kon Mahar-lý giải: “Bà con thích ở nhà sàn chứ không thích ở những căn nhà này, ở không quen. Hơn nữa nhà bị hư hỏng, xuống cấp rất nhanh, ở sợ lắm, nguy hiểm đến tính mạng”.

Giải thích lý do vì sao không dọn về ở nhà mới, ông Đinh Đăm-làng Kon Sơng Lôk-cho biết: Nhà nhỏ, hẹp, bị dột, lụp xụp dân không ở được, mưa xuống sợ sập nhà. Còn anh Bơi-thôn trưởng làng Kon Mahar-ở làng có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng theo chương trình 134 và 167 bỏ hoang không ở. “Nhà xây chất lượng không đảm bảo, tường nứt, bể, đến mùa mưa là dột nát hết, mới ở được 2 đến 3 tháng đã hư hỏng”-anh Bơi nói

Chưa hiệu quả...

 

Tại xã Hà Đông-huyện Đak Đoa có rất nhiều ngôi nhà như thế này bị bỏ hoang. Ảnh: Minh Triều
Tại xã Hà Đông-huyện Đak Đoa có rất nhiều ngôi nhà như thế này bị bỏ hoang. Ảnh: Minh Triều
Trong thông báo kết luận của Bí Thư tỉnh ủy Dương Văn Trang tại buổi làm việc mới đây với hệ thống chính trị xã Hà Đông, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại đây còn gặp nhiều khó khăn (mới đạt 4/19 tiêu chí); tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao, chiếm 42,74% với 359 hộ; việc xây dựng nhà ở được hỗ trợ theo Chương trình 134, 167 của Chính phủ chưa hiệu quả. Do vậy, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Đảng ủy, chính quyền xã Hà Đông cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến, nhất là công tác định canh, định cư gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sau khi đã khảo sát thực trạng những ngôi nhà nói trên tại làng Kon Mahar và Kon Sơng Lôk, chúng tôi tìm đến UBND xã Hà Đông. Tuy nhiên, vào thời điểm này lãnh đạo xã đều không có mặt, P.V gọi điện thoại cho ông Nguyễn Hồng Việt-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Đông thì ông này hẹn 15 phút nữa sẽ về. Chờ đến 45 phút vẫn không thấy ông này xuất hiện, sợ trời tối, đường xa nên chúng tôi phải ra về.

Trao đổi qua điện thoại, ông Việt cho biết: “Hiện trên địa bàn xã Hà Đông chỉ có khoảng chục căn nhà thuộc Chương trình 134, 167 bị bỏ hoang chứ không nhiều. Người dân không ở là vì tập tục thích ở nhà sàn, nếu không tin thì P.V có thể vào trong làng kiểm tra”. Ông Việt cũng cho biết, Đảng ủy, chính quyền xã Hà Đông đã tích cực tuyên truyền vận động bà con ở các làng nói trên vào ở những nhà 134 mà Nhà nước làm, cấp cho. Tuy vậy, bất cập hiện nay là có nhiều hộ dân không chịu vào ở (?!).

Được biết, trị giá mỗi căn nhà thuộc Chương trình 134 là 6 triệu đồng và nhà thuộc Chương trình 167 là 16,4 triệu đồng do Nhà nước hỗ trợ (người dân bỏ ra 8 triệu đồng).

 

Nhiều ngôi nhà bị gãy trụ, người dân dùng cây chống đỡ mái nhà. Ảnh: Minh Triều
Nhiều ngôi nhà bị gãy trụ, người dân dùng cây chống đỡ mái nhà. Ảnh: Minh Triều


Mục tiêu của Nhà nước là bố trí tái định cư đưa người dân  ra vùng thuận lợi nhằm giúp họ “an cư lạc nghiệp”. Thế nhưng, việc nhiều hộ dân không mặn mà dọn về ở nên những căn nhà như thế này tiếp tục bị bỏ hoang và xuống cấp, đặc biệt có những căn nhà đã bị phá bỏ.

Thiết nghĩ, nếu không giải quyết nghịch lý này thì chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình khó khăn về nhà ở sẽ không thể được thực hiện một cách trọn vẹn, hiệu quả, gây ra sự lãng phí rất lớn.

Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.