Bộ GTVT không đồng thuận nhập 37 toa tàu cũ "40 năm tuổi" của Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nêu quan điểm không đồng thuận với đề xuất nhập khẩu 37 toa tàu cũ có độ tuổi lên tới 40 năm theo văn bản của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
 

 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông thông tin tại họp báo. Ảnh T.Vương
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông thông tin tại họp báo. Ảnh T.Vương


Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông vừa có thông tin với báo chí liên quan tới đề xuất của Tổng Công ty Đường sắt về việc nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản tại cuộc họp báo Chính phủ vừa diễn ra chiều tối 6.11.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Tổng Công ty Đường sắt có văn bản đề nghị nhập khẩu 37 toa xe ở Nhật Bản, các toa tàu đã qua sử dụng, sản xuất vào các năm 1979 và 1982, chạy bằng dầu diesel. Sau khi nhận được văn bản, Bộ GTVT theo quy định, đã triển khai lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và sẽ có văn bản báo cáo Chính phủ sớm.

Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ GTVT sẽ nghiêm túc xem xét ý kiến của doanh nghiệp trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, phải căn cứ trên quy định của pháp luật. Theo đó, Luật Đường sắt 2017 đã quy định, toa xe khi đưa vào sử dụng phải còn niên hạn do Chính phủ quy định, toa xe phải còn đăng kiểm, đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Theo ông Đông, nếu toa xe nhập khẩu, niên hạn phải dưới 10 năm đối với toa xe chở khách. Đối chiếu với các toa xe mà doanh nghiệp đề xuất, được sản năm 1979, 1982, không đáp ứng yêu cầu.

Mặt khác, nếu nhập khẩu toa xe về cần phải hoán cải mới phù hợp với đường sắt Việt Nam. Chi phí theo tính toán của doanh nghiệp khoảng 140 tỉ đồng, thậm chí có thể cao hơn mức này.

Bên cạnh đó, hiện chúng ta cũng có các cơ sở đóng toa xe trong nước như tại Dĩ An (Bình Dương), nên cần xem xét đến yếu tố phát triển công nghiệp đường sắt.

Vì những yếu tố vừa nêu, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, quan điểm của Bộ GTVT là không đồng thuận với đề xuất nhập khẩu 37 toa tàu có độ tuổi lên tới 40 năm nêu trên.

Trước đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản. Đây là những toa tàu đã được sản xuất từ những năm 1979 - 1982, đã qua sử dụng do doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản chuyển giao miễn phí để cải tạo, khai thác. Vấn đề này cũng đang nhận được ý kiến của nhiều luồng dư luận khác nhau.

Theo đại diện VNR, đây là số toa tàu do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) được khai thác bằng phương thức tự hành diesel DMU loại Kiha 40 và Kiha 48, đến nay đã ngừng khai thác để chuyển sang dòng xe mới hơn. Được phía đối tác Nhật Bản hứa chuyển giao miễn phí 0 đồng cho VNR với số lượng là 37 toa xe trên nếu có nhu cầu (phía Việt Nam sẽ chịu các chi phí liên quan như nhập khẩu, cải tạo toa xe phù hợp với quy định Việt Nam).

https://laodong.vn/xa-hoi/bo-gtvt-khong-dong-thuan-nhap-37-toa-tau-cu-40-nam-tuoi-cua-nhat-ban-971383.ldo
 

Theo Vương Trần (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng: Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, cả nước sẽ khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Thủ tướng: Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, cả nước sẽ khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua, cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn, trọng điểm; dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh tới đây, cả nước sẽ tiếp tục khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn.

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.