Bộ Giao thông-Vận tải yêu cầu rà soát, khắc phục triệt để các tồn tại thu phí không dừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Giao thông-Vận tải vừa có Công điện gửi Sở Giao thông-Vận tải các tỉnh, thành phố, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC, Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dán thẻ định danh đối với xe ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức điện tử không dừng.
Theo Bộ Giao thông-Vận tải, đến thời điểm này, các trạm thu phí đã lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại tất cả các cửa thu phí, đủ điều kiện để tổ chức vận hành đồng bộ hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, việc tổ chức dán thẻ cho các phương tiện vẫn còn một số tồn tại, bất cập, chưa tạo sự thuận lợi, gây bức xúc cho người tham gia giao thông.
Để thực hiện thành công chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông-Vận tải yêu cầu Sở Giao thông-Vận tải các tỉnh, thành phố chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà đầu tư BOT tại các địa điểm dán thẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ các phương tiện khi tham gia dán thẻ, tránh ùn tắc tại các trạm thu phí, nhất là tại trạm thu phí trên các tuyến cao tốc.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, Bộ Giao thông-Vận tải yêu cầu tăng cường lực lượng, mở rộng các điểm dịch vụ dán thẻ; tổ chức dán thẻ trực tiếp tại trụ sở các cơ quan, ban ngành, địa phương, các khu chung cư; công bố số điện thoại và địa chỉ liên hệ dán thẻ để tạo thuận tiện cho người sử dụng nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các điểm dán thẻ trên các tuyến cao tốc.
Các phương tiện giao thông qua Trạm thu phí không dừng ETC trên Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Các phương tiện giao thông qua Trạm thu phí không dừng ETC trên Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Đồng thời, rà soát, khắc phục triệt để các tồn tại, bất cập trong quá trình vận hành hệ thống; làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị khi để xảy ra lỗi kỹ thuật, gây ùn tắc, khó khăn cho người và phương tiện tham dán thẻ tham gia dịch vụ. Cùng đó, có giải pháp để chủ phương tiện thuận lợi hủy hoặc thay thế thẻ dịch vụ đã dán thông qua việc tăng cường các điểm dịch vụ hoặc thực hiện online qua hệ thống internet.
“Các nhà cung cấp dịch vụ phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông-Vận tải các tỉnh, Cục Cảnh sát Giao thông trong phân luồng, đảm bảo giao thông tại các trạm thu phí trong quá trình triển khai thu phí đồng bộ trên toàn quốc kể từ ngày 1-8-2022, đặc biệt tại các tuyến cao tốc"-Bộ Giao thông-Vận tải chỉ đạo.
Bộ Giao thông-Vận tải cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam đôn đốc Sở Giao thông-Vận tải các tỉnh, thành phố, các nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư BOT trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng bảo đảm tiến độ, trật tự an toàn giao thông, đồng bộ, kết nối liên thông.
THIÊN MINH

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.