Bình yên vùng biên Đông Nam bộ - Bài 3: Vun đắp tình hữu nghị, cùng phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chặng đường phát triển quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia trong 55 năm qua đã và đang tiếp tục được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng hơn, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Người dân hai bên biên giới sống chan hòa, cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa, góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia.
Đội K72 được chính quyền các tỉnh Campuchia hỗ trợ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam để đưa về nước an táng. Ảnh: BÙI LIÊM

Đội K72 được chính quyền các tỉnh Campuchia hỗ trợ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam để đưa về nước an táng. Ảnh: BÙI LIÊM

Phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Trước đây, quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia đã từng kề vai sát cánh chiến đấu chống kẻ thù, chống nạn diệt chủng, thì những năm gần đây, các đơn vị quân đội hai nước tiếp tục cùng nhau hợp tác trong tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia. Đội K72 - đơn vị chuyên trách tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước có hơn 40 cán bộ, chiến sĩ đã trải qua nhiều gian khổ, vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, băng rừng vượt suối, in dấu chân trên khắp các tỉnh Kratie, Kampong Thom (Vương quốc Campuchia). Đội K72 được sự hỗ trợ của chính quyền các tỉnh bạn về nơi ăn, chỗ nghỉ, di chuyển, thông tin về mộ liệt sĩ, nơi chôn cất. Từ năm 2002 đến nay, đội đã tìm kiếm, cất bốc và đưa 3.423 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh qua các thời kỳ tại các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia về đất mẹ.

Thiếu tá Nguyễn Như Hà (Đội K72) nhớ như in lần đi tìm hơn 10 hài cốt liệt sĩ ở khu vực Kô Đếch (tỉnh Kratie, Campuchia). Đội hành quân đến khu vực Kô Đếch, khi xem lại tọa độ mới biết ngôi mộ chung là bãi đất trống, cả đội xới tung cả khu vực. Không bỏ cuộc, các anh mở rộng khu vực tìm kiếm, thu thập thêm thông tin và kết quả đã tìm thấy phần mộ các liệt sĩ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Long, Đội phó Đội K72, cho biết thêm, ở trong nước, đội K72 đang tổ chức tìm hài cốt liệt sĩ ở các khu vực có thông tin giá trị và trong năm 2023, đội phấn đấu tìm kiếm đạt 100% các khu vực có thông tin. Còn ở nước bạn Campuchia, đội tập trung khảo sát, tìm kiếm khu vực có nguồn tin phát hiện mộ. Hiện 2 tỉnh Kratie và Kampong Thom dự kiến có 371 mộ liệt sĩ vẫn chưa có kết luận. Đội K72 đang tăng cường kết nối, khai thác tối đa các nguồn thông tin ở trong nước và nước bạn, chủ động xây dựng kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong nước và ở nước bạn Campuchia.

Với sự giúp đỡ tích cực từ phía bạn và nỗ lực của lực lượng chức năng Việt Nam, chỉ từ ngày 21-2 đến 30-6-2022, các Đội K70, K71 (các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Quân khu 7) đã quy tập được 238 hài cốt liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Tbong Khmum và tỉnh Kampong Cham, Siem Reap… Trong quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, Đội K70 đào tìm tại phum T-ro Sốt, xã Kret, huyện Ponhia Kret, tỉnh Tbong Khmum, đã phát hiện và quy tập được 83 hài cốt. Cùng thời điểm, Đội K71 tìm tại ấp Ka Tưa Thum, xã Cốc Môn, tỉnh Banteay Meanchey, quy tập được 78 hài cốt. Những kết quả này khiến tất cả mệt nhọc, cái nóng của mùa khô trên đất bạn vơi đi khi hành trình đưa các liệt sĩ trên đất bạn về với đất mẹ sớm có kết quả.

Hợp tác toàn diện

Cùng với việc phối hợp hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Việt Nam và Campuchia cũng phối hợp đảm bảo tốt an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu vực biên giới 2 nước; tăng cường tiếp xúc, trao đổi các cấp với hình thức phù hợp, duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc phòng song phương, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng quản lý biên giới thông qua các hình thức như giao lưu, kết nghĩa, chia sẻ thông tin, tuần tra chung, phòng chống và trấn áp tội phạm, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép. Với các kết quả hợp tác tin cậy, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, với nỗ lực của Việt Nam và nước bạn Campuchia, tại tỉnh Tây Ninh đã phân giới được gần 228km đường biên giới, xác định được 94/101 vị trí mốc với 102/109 cột mốc, đồng thời xây dựng hoàn chỉnh 102/109 cột mốc chính, 370/370 cột mốc phụ, 109/109 cọc dấu làm rõ đường biên giới. Tại tỉnh Bình Phước cũng đã hoàn thành việc phân giới trên chiều dài 260,433km với 28 cột mốc chính và 353 cột mốc phụ.

Hoạt động giao lưu các cấp, mối quan hệ giữa các địa phương bạn với các huyện giáp biên giới thuộc 2 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước ngày càng chặt chẽ. Tại hội nghị lần thứ 12 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 4-2023), đại diện lãnh đạo Chính phủ hai nước khẳng định, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những điểm sáng trong quan hệ hai bên. Thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt trên 10,57 tỷ USD trong năm 2022, tăng gần 11% so với năm 2021. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong khu vực ASEAN. Các kết quả này là nền tảng vững chắc để hai bên tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.

Trò chuyện với chúng tôi, Trung tá Trịnh Văn Vũ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lộc Thiện (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), cho biết, đơn vị được giao quản lý 16km đường biên giới giáp với xã Tuần Lung (huyện Mô Mốt, tỉnh Tbong Khmum). Đồng bào dân tộc thiểu số hai bên biên giới có quan hệ họ hàng, thân tộc thường qua lại thăm hỏi lẫn nhau, khám chữa bệnh nên năm 2014, lối mở Tuần Lung - Lộc Tấn đã hình thành. Năm 2018, đồn đã tham mưu với UBND xã Lộc Thiện để ấp Vườn Bưởi kết nghĩa với phum Coọc Tho Mo (xã Tuần Lung), phối hợp tuyên truyền về phân giới cắm mốc, các văn bản pháp luật, hiệp định, nghị định chung giữa hai nước. Ông Văn Von, Trưởng phum Coọc Tho Mo, chia sẻ, vào các dịp lễ Sen Dolta, Ok Om Bok, Tết Chol Chnam Thmay, bộ đội biên phòng Lộc Thiện thường sang tặng quà, giao lưu văn nghệ - thể thao, giúp bà con trong phum sang khám chữa bệnh, thăm hỏi người thân nên quan hệ giữa người dân hai biên giới càng thêm thắt chặt.

Thời gian qua, Bình Phước tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia giữa hai nước như chuyến công tác của Thủ tướng Vương quốc Campuchia và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân sự kiện kỷ niệm 45 năm Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, tổ chức tại khu vực biên giới huyện Lộc Ninh vào trung tuần tháng 6-2022. Thủ tướng hai nước đã đến thăm bia lưu niệm tại khu vực X16 thuộc xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, điểm dừng chân đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và đồng đội 45 năm trước. Hai Thủ tướng đã trồng cây lưu niệm tại khu vực X16, là một trong các địa danh đáng nhớ nhất trong cuộc đời của Thủ tướng Hun Sen. Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần quan trọng vào hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tại sự kiện kỷ niệm 45 năm Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot vào trung tuần tháng 6-2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen một lần nữa khẳng định, coi trọng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, cùng nhau thắt chặt, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai dân tộc “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.