Bình minh cùng cây lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ly cà phê đen dẻo thơm, âm ấm hòa thêm một chút ngày, một chút đêm. Bóng trăng còn sót lại ôm vàng tươi những bông hoàng yến ngủ say. Số còn lại rớt xuống nền gạch Bát Tràng, nằm dài thở hít khí trời êm dịu. Mặt trời hình như vẫn còn mắc kẹt đâu đó dưới bụi tre sau nhà…



Nhạc mở êm dịu như dành mọi tôn trọng cho sự an yên. “Bình minh ơi dậy chưa, cà phê sáng với tôi được không?... Đêm ơi đã ngủ chưa, ngồi đây uống với tôi vài ly…”. Có cái gì như thể cô đơn, như thể nghèn nghẹn phía sau ca từ và giọng hát.

Nhưng cô đơn đâu phải lúc nào cũng là bạn đồng hành với cô độc? “Nhiều khi muốn một mình nhưng sợ cô đơn…”. Lạ quá! Có khi nào không phải một mình mà giữa không khí vỗ tay reo vui bạn vẫn cảm thấy cô đơn hay không? Có khi nào giữa tiếng cụng ly rộn rã bạn vẫn cảm thấy bị lạc đàn và tự tách ra hay không?

Làng quê thanh bình. Ảnh: Vũ Công Điền
Làng quê thanh bình. Ảnh: Vũ Công Điền


Có đấy, “Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá/ Ánh sáng tuôn đầy các lối đi/ Tôi với người yêu qua nhè nhẹ/...Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Xuân Diệu). Trăng sáng đẹp, nhưng tâm hồn không đồng điệu nên cứ vẫn cảm thấy bơ vơ, trống vắng.

Là thế đó, đôi khi cái lạnh lùng của bạn lại kết nối ấm áp cho tôi. Và sự lăn tăn, giả tạo lại gây hẫng hụt và thất vọng. Cô đơn là thuộc tính của con người, không dễ đi - đến, sống - chết như thường nghĩ.

Thời trẻ, chúng ta hay lấp đầy khoảng trống đời người - không phải khoảng trống cô đơn - bằng công việc, các mối quan quan hệ, những cuộc vui, trận cười. Vậy mà vẫn có những khoảng lặng rợn người bất chợt chen vào, làm nước mắt phải ứa ra.

Về già, dẫu muốn gọt tỉa bớt các mối quan hệ râu ria vẫn cứ thấy khó. Nên rồi lại tự chuốc lấy xa xót. Cần phải biết trân quý-không cần nhiều - những tình cảm đẹp, chân thật, những đồng điệu, sẻ chia ấm áp là vì thế.

“Nhiều khi thích một mình nhưng sợ cô đơn…”. Không, không đâu bạn ơi, một mình chưa hẳn đã cô đơn. Bằng chứng là tôi đang một mình đây, mà ly cà phê sáng vẫn thơm, mắt lá vẫn trong, môi hoa vẫn tươi...

Tôi cũng gọi bình minh thức dậy, nhưng không phải vì sợ cô đơn, mà để kịp soi rõ đâu đó những khuôn mặt người, không dễ thương bằng bộ mặt của cây lá ngoài kia. Cũng là để định rõ-cho tôi và cho bạn - đâu là giọng cười vui và nỗi trầm tư đích thực.

Theo TIÊU ĐÌNH (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.