Bình Định đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ tư của tỉnh Bình Định được ghi danh.

Ngày 19-2, tại Chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước đã diễn ra lễ đón bằng văn hóa phi vật thể quốc gia với Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Các bậc cao niên tiến hành dâng hương tại Chùa Bà

Các bậc cao niên tiến hành dâng hương tại Chùa Bà

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1839/QĐ-BVHTTDL ngày 4-8-2022. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của tỉnh Bình Định được ghi danh, tiếp sau võ cổ truyền Bình Định, hát bội Bình Định và nghệ thuật bài chòi Bình Định.

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở Bình Định. Hằng năm, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày cuối cùng của tháng Giêng đến ngày 2 tháng Hai Âm lịch.

Theo ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được tôn vinh đã góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa dân gian của loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng mang tính đặc trưng của vùng cảng thị xưa. Trong số đó có lễ cầu an, lễ tế bà, lễ tế các vị thần linh đã phù hộ cho người đi biển, buôn bán, che chở cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân, bảo hộ cho việc sinh sản mẹ tròn con vuông.

Cảng thị Nước Mặn ra đời vào đầu thế kỷ 17, là một cảng thị lớn, quan trọng và sầm uất ở Đàng Trong nhằm thông thương, giao lưu văn hóa giữa Bình Định với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nơi đây hình thành nhiều dãy phố buôn bán tấp nập với đủ các loại hàng hóa từ miền xuôi đến miền ngược, là nơi tàu thuyền và các thương nhân nước ngoài thường xuyên lui tới bang giao, buôn bán, trao đổi hàng hóa, đánh dấu đời sống phồn hoa đô hội của phủ Quy Nhơn xưa và của cả xứ Đàng Trong. Nước Mặn còn là địa điểm diễn ra quá trình nghiên cứu việc Latinh hóa tiếng Việt, góp phần quan trọng vào việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.

Lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Tuy chỉ tồn tại trong vòng hơn 1 thế kỷ (từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18) nhưng văn hóa Cảng thị Nước Mặn thực sự tỏa sáng, thể hiện sự tài hoa của những cư dân trên vùng đất này, đã chắt lọc tinh túy, tạo nên dòng văn hóa đặc sắc theo dòng lịch sử.

Từ năm 1610, khi Cảng thị Nước Mặn bước vào thời kỳ phồn vinh thì Chùa Bà được khởi dựng. Buổi đầu là một ngôi miếu đơn sơ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận người dân đến đây để đi lễ, tỏ lòng cảm ơn Thiên Hậu Thánh Mẫu .

Dần dần, khi người dân đã an cư, lạc nghiệp, làm ăn phát đạt, phố cảng Nước Mặn cũng trở nên sầm uất, một số thương nhân đã đóng góp tiền của, tu bổ cho miếu thêm khang trang và to đẹp hơn, từ đó tên gọi "Chùa Bà" ra đời.

Chùa Bà đã trở thành tín ngưỡng chung cho cả người Việt lẫn các sắc tộc đã định cư nơi này lúc bấy giờ. Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn dần hình thành và được duy trì, lưu truyền cho đến ngày nay.

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.