Bình Định: Dân phản đối việc tiếp tục nâng nền QL19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 6.4, lãnh đạo UBND H.Tây Sơn (Bình Định) cho biết vẫn đang vận động người dân dừng cản trở đơn vị thi công đổ đất để thi công dự án nâng cấp QL19.

Chiều 5.4, nhiều người dân sống ven QL19, đoạn qua thôn Tả Giang 1, xã Tây Giang, H.Tây Sơn đã kéo ra đường phản đối đơn vị thi công đổ đất thi công dự án nâng cấp QL19.

Nhiều người dân H.Tây Sơn kéo ra đường phản đối đơn vị thi công đổ đất nâng nền đường QL19 vào ngày 5.4. CẮT TỪ VIDEO

Nhiều người dân H.Tây Sơn kéo ra đường phản đối đơn vị thi công đổ đất nâng nền đường QL19 vào ngày 5.4. CẮT TỪ VIDEO

Những người này cho rằng dự án nâng cấp QL19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ nhưng đến nay công tác đền bù vẫn chưa thỏa đáng. Nhiều người tỏ ra bức xúc với cảnh nắng thì bụi mù mịt, mưa thì nước tràn vào nhà, những điều này do dự án nâng cấp QL19 mang tới.

Nhiều hộ dân ở H.Tây Sơn (Bình Định) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án nâng cấp QL19. Ảnh: THANH QUÂN

Nhiều hộ dân ở H.Tây Sơn (Bình Định) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án nâng cấp QL19. Ảnh: THANH QUÂN

Người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã yêu cầu được hỗ trợ kinh phí để nâng nền nhà, tuy nhiên mong muốn này chưa được thỏa mãn. Vì vậy, người dân không đồng tình việc cơ quan chức năng tiếp tục nâng nền đường.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND H.Tây Sơn, cho biết: "Việc đổ đất nhằm cân bằng nền đường, hoàn thiện mặt bằng trước khi thảm nhựa như đơn vị thi công dự án nâng cấp QL19 đã cam kết, chứ không phải tiếp tục nâng nền. Một số người dân yêu cầu đánh giá lại tình trạng nhà cửa bị nứt toác và hỗ trợ chi phí nâng nền nhà thì mới đồng ý cho thực hiện dự án. Địa phương cũng đang xin ý kiến để tháo gỡ khó khăn".

Như Báo Thanh Niên đã nhiều lần thông tin, dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây nguyên (dự án nâng cấp QL19) có chiều dài 143 km, đi qua 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định, tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỉ đồng). Dự án do Ban Quản lý dự án 2 (thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, thời gian thi công từ tháng 8.2021, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 nhưng sau đó được gia hạn thêm.

Quá trình thi công dự án này kéo dài gây nhiều bức xúc cho người dân sống dọc QL19 và các tài xế điều khiển phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Kể từ khi dự án được triển khai, đời sống người dân sống ven QL19, đoạn qua H.Tây Sơn (Bình Định), gặp không ít khó khăn; nắng thì bụi mù trời, mưa thì lầy lội. Nhiều đoạn QL19 vừa được nâng cấp cao hơn nhà dân khiến mỗi khi có mưa lại xảy ra tình trạng bùn đất trôi vào nhà.

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.