Biến thách thức thành cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa... là vấn đề chúng ta đã đặt ra từ nhiều thập niên qua nhưng chưa đạt mục tiêu.

Thiếu công nghiệp hỗ trợ, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của VN phải nhập gần như toàn bộ nguyên phụ liệu gia công rồi xuất khẩu. Phần nhận được của chúng ta rất thấp, chủ yếu giải quyết lao động nhưng cũng với giá rẻ. Có một thời, chi phí nhân công thấp được coi là điểm mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Thế nên từ 2 - 3 thập niên trước, việc xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ đã được đặt ra và thảo luận rất nhiều, rất quyết liệt nhưng rồi mọi thứ cứ cuốn đi. Nhìn lại từ khi dệt may - da giày còn đứng đầu bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu rồi đến nay đã nhường chỗ cho máy móc, linh kiện điện tử... ngành công nghiệp phụ trợ vẫn giậm chân tại chỗ. Chúng ta vẫn trong tình trạng xuất càng nhiều thì nhập nguyên liệu càng lớn.

Những thay đổi trong thương mại quốc tế đang diễn ra là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để chúng ta quyết tâm, quyết liệt xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự cường như định hướng và quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã khẳng định. Việc này như nói trên, không phải bây giờ mới được đặt ra nhưng bối cảnh kinh tế - chính trị toàn cầu ngày càng biến động khó lường cho thấy chúng ta không thể chậm trễ thêm nữa mà phải thực hiện cho bằng được.

Trong lịch sử kinh tế nói chung và lịch sử xuất khẩu nói riêng của VN, chúng ta đã nhiều lần đối mặt với khó khăn. Gần nhất là khi dịch Covid-19 xuất hiện rồi bùng phát 5 năm trước. Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, không chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng mà ngay tại thị trường nội địa, việc vận chuyển giữa các tỉnh, thành cũng hạn chế do giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Thế nhưng với nỗ lực "phủ xanh" vắc xin, tập trung mọi nguồn lực ứng phó, chúng ta đã khống chế và xoay chuyển tình thế. Mấy năm sau dịch, xuất khẩu lập kỷ lục, nhóm các ngành hàng tỉ USD, chục tỉ USD ngày càng dài thêm; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối... đều bứt phá. Nó cho thấy bản lĩnh, sự năng động, khả năng biến nguy thành cơ, càng khó khăn càng vươn lên mạnh mẽ của chúng ta.

Còn hiện tại, như Thủ tướng Chính phủ đã nói, ngoài Mỹ, chúng ta còn rất nhiều FTA với các nước khác, chúng ta cũng xuất khẩu sang hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta có cơ sở để đa dạng hóa cả đầu vào là nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nhiều nguồn đến đầu ra là xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Chúng ta cũng có nhiều lợi thế để kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ, không chỉ là những ngành hiện tại mà cả những ngành là xu hướng của thế giới như bán dẫn, công nghệ cao. Không thể không nhắc tới "hậu phương" vững chắc là thị trường trăm triệu dân, thị trường tiêu thụ mà bất cứ nước nào cũng thèm muốn. Thị trường nội địa đã nhiều lần là điểm tựa cho các doanh nghiệp khi biển lớn có bão giông dựa vào để lấy đà, lấy trớn và tiếp tục giong buồm ra khơi.

Biến thách thức thành cơ hội xây dựng nội lực doanh nghiệp, nội lực cho nền kinh tế VN chính là lúc này, ngay bây giờ.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.