Thanh niên nông thôn miền Tây đột phá khởi nghiệp:

'Biến' mít non thành... thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mong muốn nâng tầm giá trị nông sản, chị Cao Thị Cẩm Nhung (36 tuổi, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang) tận dụng những phần tưởng chừng bỏ đi như mít non, xơ mít, hột mít, cùi mít để làm thành "thịt" thực vật và nhiều sản phẩm ăn vặt.

THẤY CƠ TRONG NGUY

Theo chị Nhung, Hậu Giang có diện tích mít lớn thứ 2 cả nước với hơn 7.000 ha, chỉ sau Tiền Giang. Trong dịch Covid-19, không chỉ vườn mít 10 ha của gia đình chị điêu đứng vì phụ thuộc vào thương lái mà nhiều nông dân khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

"Giá mít tươi không ổn định, tuy có lúc cao chạm đỉnh nhưng người nông dân thường phải chịu thiệt thòi trong việc giao dịch giá bán với thương lái. Đa phần chỉ có 30% mít trong vườn đạt loại 1, bán được giá. So với mít loại 1, giá mít loại 2, loại 3 thấp hơn đến 40%. Còn mít tự ra chợ càng rẻ hơn nữa", chị Nhung tâm sự.

Chị Nhung (thứ 2 từ trái qua) tìm hiểu vùng nguyên liệu mít tại xã Đại Thành, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang.

Chị Nhung (thứ 2 từ trái qua) tìm hiểu vùng nguyên liệu mít tại xã Đại Thành, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang.

Chị Nhung từng là giáo viên nhưng sau đó xin nghỉ việc vì niềm đam mê khởi nghiệp quá lớn. Chị có 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nổi bật là những sản phẩm ăn vặt và các loại nước sốt, gia vị. Quá trình tiếp xúc thị trường giúp chị nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện nay là chú trọng chế độ ăn uống lành mạnh, bền vững, trong đó có các sản phẩm thay thế thịt động vật.

Trái mít cũng là loại nông sản có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin A, vitamin C, can xi, sắt... tốt cho sức khỏe. Nhận thấy tiềm năng đó, chị Nhung quyết định "tìm cơ trong nguy" giữa dịch Covid-19. Chị bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ "thịt" thực vật. Rồi từ trái mít, chị tạo ra những sản phẩm có hương vị, kết cấu gần giống thịt động vật.

Những sản phẩm từ mít của chị Nhung.

Những sản phẩm từ mít của chị Nhung.

TÁI SINH NHỮNG PHẦN KÉM GIÁ TRỊ CỦA MÍT

Chị Nhung cho biết trong quá trình canh tác, nông dân cắt bỏ nhiều trái mít non để dưỡng cây. Những trái mít này được xem là loại bỏ đi, vì không thể bán ra thị trường.

"Người dân đã quen sử dụng mít dạng tươi hoặc sấy khô. Ít ai nghĩ rằng trái mít non còn có thể làm được việc gì khác. Trong khi đó, thịt mít non có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa cholesterol, rất thích hợp để làm thực phẩm giả thịt như pa tê, giúp người ăn chay có thêm sự phong phú trong mỗi bữa ăn thay vì lựa chọn quen thuộc như đậu nành, tàu hũ…", chị Nhung chia sẻ.

Mặc dù với kinh nghiệm 10 năm làm trong ngành thực phẩm, nhưng chị Nhung cũng phải trải qua nhiều gian nan trong quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm. Những khó khăn bước đầu như xử lý mủ trái mít non để không ảnh hưởng đến mùi vị, tiếp cận máy móc, công nghệ chế biến hiện đại…

Đầu năm 2022, ba sản phẩm từ mít của thương hiệu Lemit Foods ra đời, gồm: pa tê, chả cá thát lát, bánh phồng. Đến nay bộ sưu tập sản phẩm đã phong phú hơn khi có thêm snack (vị phô mai và vị muối hồng), khô và mọc mít.

Chị Nhung đã tận dụng được nhiều thành phần của trái mít như mít non, xơ, hột và cùi mít (trừ phần vỏ mít - PV). Tùy vào mỗi loại sản phẩm mà cách sử dụng nguồn nguyên liệu sẽ khác nhau. Cũng như mỗi sản phẩm sẽ có những công đoạn xử lý và quy trình chế biến riêng.

"Trái mít từ lúc còn non cho đến 3 tháng, 6 tháng hay thu hoạch đều có thể tận dụng. Khi trái mít được sử dụng gần như triệt để các thành phần cũng đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao giá trị trái mít cho người nông dân", chị Nhung vui vẻ nói.

Chị Nhung (trái) đưa các sản phẩm từ mít tham gia Phiên chợ Xanh tử tế. Ảnh: Thanh Duy

Chị Nhung (trái) đưa các sản phẩm từ mít tham gia Phiên chợ Xanh tử tế. Ảnh: Thanh Duy

KỲ VỌNG PHÁT TRIỂN THÀNH HỢP TÁC XÃ

Theo chị Nhung, sau 3 tháng tung các sản phẩm giả thịt ra thị trường, Lemit Foods đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số gần 30%. Hiện pa tê mít trở thành sản phẩm chủ lực, được nhiều khách hàng trong nước tin dùng và lựa chọn. Ngoài thành lập công ty tại TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), chị còn xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến trên website, mạng xã hội.

Hiện nay cơ sở của chị Nhung đang mở rộng quy mô sản xuất và quy hoạch thêm vùng nguyên liệu mít tại quê nhà, trồng theo hướng VietGap, LocalGap. "Kế hoạch của tôi là mở rộng danh mục sản phẩm gắn với giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam; đồng thời hỗ trợ nông dân địa phương tiêu thụ nông sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của vùng", chị Nhung bộc bạch.

Anh Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang, cho biết những sản phẩm từ quả mít của chị Nhung có tính tiên phong trong khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo. Hầu như trước đây chưa có doanh nghiệp trẻ nào tại Hậu Giang nghĩ tới và thực hiện.

"Tỉnh đoàn Hậu Giang mong cách làm hiệu quả của chị Nhung ngày càng được nhân rộng, phát triển thành hợp tác xã, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng. Điều này sẽ nâng cao giá trị cho loại cây trồng rất quen thuộc ở Hậu Giang, từ đó góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên lao động tại địa phương", anh Lộc nói.

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.