Nuôi ong lấy mật kết hợp đón khách du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cùng với việc nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Văn Lập (tổ 1, thị trấn Chư Prông) còn xây dựng điểm trình diễn cho khách tham quan, trải nghiệm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm mật ong Gia Lai.
Anh Nguyễn Văn Lập (bìa trái) giới thiệu về quy trình nuôi ong lấy mật. Ảnh: Mai Ka

Anh Nguyễn Văn Lập (bìa trái) giới thiệu về quy trình nuôi ong lấy mật. Ảnh: Mai Ka

Hơn 20 năm theo nghề nuôi ong, anh Lập cũng không nhớ mình đã trải qua bao nhiêu lần thất bại. Nhưng anh vẫn kiên trì với nghề. Điều anh luôn trăn trở là nhiều khách hàng vẫn nghi ngờ về quy trình sản xuất mật ong. Vì vậy, anh quyết định mở cửa trại ong để đón khách tham quan, trải nghiệm mà không thu phí.

“Thời gian qua, một số đoàn khách đến trải nghiệm và rất ấn tượng với mô hình nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, loài ong này rất hiền, không ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm cho du khách. Sau khi trực tiếp tìm hiểu các quy trình, giai đoạn, nhiều người đã đánh giá cao sản phẩm mật ong của gia đình tôi. Đây là tín hiệu rất vui”-anh Lập phấn khởi cho hay.

Trại ong gồm 400 đàn của gia đình anh Lập cách trung tâm thị trấn Chư Prông khoảng 2 km, giữa một không gian thoáng đãng, xung quanh là những vườn cây ăn quả. Con đường dẫn ra trại ong ngập tràn màu xanh của cao su, cà phê… Với thuận lợi về địa hình và cảnh sắc thiên nhiên, anh Lập tự tin giới thiệu cho du khách về cảnh quan, khí hậu của vùng đất Gia Lai. “Ngoài trải nghiệm về nghề nuôi ong, lấy mật, du khách có nhiều cơ hội khám phá những vườn cây như sầu riêng, ổi, bơ, cà phê… Họ có thể mua quà đặc sản là sản phẩm mật ong hay các loại trái cây do người dân địa phương sản xuất”-anh Lập cho biết.

Cùng anh Lập tham quan trang trại, chúng tôi được anh hướng dẫn, chia sẻ tường tận về cách phân biệt ong chúa, ong thợ, mùa ong đi lấy mật, thụ phấn… Anh Lập thường nhận đón khách vào mùa xuân vì đây là khoảng thời gian ong đi lấy mật. Đợi cách tuần cho đàn ong tích lũy mật, anh tiến hành lấy mật ong. Tại đây, anh thực hiện quy trình dỡ tổ lấy kèo ong, quay mật, cho khách thưởng thức miễn phí sáp ong nguyên chất.

Đầu năm 2023, sản phẩm mật ong Thiện Nhân của anh Lập được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Điều này đã tạo thêm cho anh động lực để phát triển nghề nuôi ong một cách quy mô và xóa tan nỗi lo về đầu ra sản phẩm. “Mô hình nuôi ong lấy mật kết hợp du lịch trải nghiệm nhằm quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm vươn xa”-anh Lập nhận định.

Trại ong nằm giữa ngập tràn sắc xanh của cao su, cà phê,… Ảnh: Mai Ka

Trại ong nằm giữa ngập tràn sắc xanh của cao su, cà phê,… Ảnh: Mai Ka

Ông Nguyễn Văn Nam-du khách TP. Hồ Chí Minh-chia sẻ: “Đây là sản phẩm du lịch độc đáo, tạo cho chúng tôi sự hiểu biết thú vị, bổ ích về nghề nuôi ong. Không chỉ được tận mắt xem đàn ong tạo mật mà tôi còn chụp khá nhiều ảnh lưu niệm để gửi cho bạn bè. Đồng thời, tôi cũng chọn mua các dòng sản phẩm mật ong có chất lượng, có địa chỉ sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, giá cả phù hợp”.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thùy Trâm (tổ 2, phường Yên Thế, TP. Pleiku) lại bị hấp dẫn khi được thưởng thức những miếng sáp ong đầy mật vừa lấy từ tổ. “Mô hình này đem đến cho tôi sự trải nghiệm mới mẻ, khó quên ngay chính trên mảnh đất Gia Lai của mình. Nhờ đó, tôi hiểu rõ hơn về nghề nuôi ong và biết được mật ong là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên”-chị Trâm bày tỏ.

Theo anh Lập, đây là sản phẩm du lịch mùa vụ bởi chỉ diễn ra vào những tháng mùa khô ở Gia Lai. Vào mùa mưa, anh không đón khách tham quan, trải nghiệm mà tạo điều kiện cho đàn ong nghỉ dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.