Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2020 đã chính thức khép lại với nhiều biến động bao trùm lên đời sống của loài người trên Trái đất, trong đó có Việt Nam.

Tại Gia Lai, dịch bệnh, thiên tai cùng với sự sụt giảm giá cả các mặt hàng nông sản đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đời sống của người dân.

Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Đức Thụy
Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Đức Thụy


Tuy đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tỉnh ủy, sự năng động trong quản lý, điều hành của UBND tỉnh và nỗ lực của các ban ngành, tỉnh ta vẫn thực hiện thành công “nhiệm vụ kép”: vừa phòng-chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Kết thúc năm 2020 có 15/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) vẫn đạt 6,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 30.000 tỷ đồng, bằng 100% Nghị quyết, tăng 15,39% so với năm 2019.

Toàn tỉnh hiện có 88 xã và 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; TP. Pleiku được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 6,25%. Trên 91% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 90% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế... Cùng với đó, an ninh chính trị được giữ vững, an ninh biên giới được chú trọng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí...

Cùng với những thành tựu về kinh tế-xã hội, năm 2020, chúng ta đã tổ chức thành công đại hội Đảng bộ các cấp, đặc biệt là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Đại hội là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2015-2020 và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và công tác xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ tới. Thành công của Đại hội một lần nữa khẳng định sự đoàn kết, thống nhất trong ý chí và hành động của Đảng bộ cũng như niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh vào sự lãnh đạo của Đảng.

Theo dự báo, năm 2021, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, chúng ta cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức đan xen. Thiên tai, dịch bệnh sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

Tuy vậy, với phương châm “Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển”, tỉnh ta vẫn quyết tâm phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) là 8%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.047 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 70.000 tỷ đồng trở lên. Cùng với đó là tiếp tục cải thiện các chỉ số về an sinh xã hội như: GRDP bình quân đầu người đạt 55,99 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,5%, trong đó mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 2,4%...

Để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong năm 2021 làm tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), ngay từ đầu năm, các ngành và địa phương cần quyết liệt triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội với quyết tâm chính trị cao nhất và những giải pháp thiết thực nhất.

Năm mới, cả hệ thống chính trị phải bắt tay hành động với khí thế mới, tâm thế mới, tư duy mới để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển và lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

GIA LAI

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.