Bầu Hiển nói gì về dự án Cocobay?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Về câu hỏi của cổ đông về dự án Cocobay, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB (bầu Hiển) cho hay SHB là ngân hàng tài trợ vốn cho dự án Cocobay.
Chiều nay (15/6), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2020.
Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, năm 2019, ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch do ĐHĐCĐ giao như tài sản, dư nợ, huy động vốn, lợi nhuận,…
Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản hợp nhất SHB đạt 365,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với cuối năm 2018; vốn huy động thị trường 1 đạt 289,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,66%; tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đến cuối năm 2019 đạt 265,16 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cuối năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 3.026 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch năm.
Cũng trong năm qua, SHB của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) đã đạt tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II với CAR đến cuối năm đạt 9,07%, cao hơn so với quy định của NHNN.
Đáng chú ý, trong năm 2019, SHB đã trích lập 4.232 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC và thực hiện tất toán trước hạn toàn bộ 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC được NHNN gia hạn đến 2024.
Nhờ đó, SHB đã đủ điều kiện được chia cổ tức và hoàn thành việc chia cổ tức năm 2017 và 2018 cho cổ đông.
Về chất lượng tín dụng, ngân hàng đã xử lý, thu hồi bằng tiền 2.708 tỷ đồng các khoản nợ xấu cho vay khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng trên tổng dư nợ giảm xuống còn 1,91%.
SHB cũng đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công, lên 17.558 tỷ đồng qua phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu (bao gồm chi trả cổ tức và phát hành ra công chúng).
Đây là một trong những cơ sở để SHB tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô kinh doanh song song với việc cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
Kế hoạch lợi nhuận 3.268 tỷ đồng, chia cổ tức 10%
Sang năm 2020, Tổng giám đốc SHB cho rằng, ngành ngân hàng nói chung và SHB nói riêng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch Covid-19, do đó, nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như của SHB sẽ có xu hướng thắt chặt theo lộ trình để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn, nên tăng trưởng tín dụng hiện nay phụ thuộc vào chất lượng tài sản và mức độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động.
Theo đó, trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; huy động vốn tăng 16% đạt 334.636 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt 306.122 tỷ; lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ kiểm soát ở mức dưới 3%.
Dự kiến trong năm nay, ngân hàng sẽ thu hồi 6.081 tỷ đồng nợ xấu, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập thuần dự kiến đạt từ 10%-12%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, HĐQT SHB trình cổ đông phương án chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng lên 19.313 tỷ đồng.
Cũng tại đại hội lần này, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu của SHB sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE), ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm chuyển đăng ký niêm yết, lựa chọn đơn vị tư vấn,…
Hiện, thị giá cổ phiếu SHB đang giao động quanh mức 16.000 đồng/cp. "Theo phân tích của các nhà tài chính, thị giá của SHB chưa phản ánh đúng với giá trị thực cũng như tiềm năng của SHB. Bởi vậy, các nhà đầu tư khi đầu tư cũng nên có nghiên cứu phân tích giá trị thực của doanh  nghiệp để quyết định đầu tư quy mô nào và giá nào", ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) nhấn mạnh khi đề cập về giá trị cổ phiếu của SHB.
Bầu Hiển nói gì về dự án Cocobay
Đại hội đồng cổ đông SHB
Đại hội đồng cổ đông SHB
Trả lời câu hỏi của cổ đông về dự án Cocobay, bầu Hiển thông tin, SHB là ngân hàng tài trợ vốn cho dự án Cocobay. Thứ nhất, đây là dự án có vị trí đắc địa. Thứ hai, chủ đầu tư Cocobay đã có những văn bản pháp lý tương đối rõ ràng đầy đủ. Thứ ba, chủ đầu tư Cocobay cũng là người xây thực và làm thật. Chính vì vậy, SHB căn cứ pháp lý, hiệu quả và tính khả thi của dự án SHB đã tài trợ dự án này theo đúng quy định của pháp luật
Khi chủ đầu tư bán hàng thì việc giữa chủ đầu tư với khách hàng thoả thuận về cam kết lợi nhuận là của doanh nghiệp với khách hàng, SHB không có quyền can thiệp vào các quyết định của khách hàng và quyết định của chủ đầu tư. Ngân hàng chỉ bảo lãnh tiến độ bàn giao nhà, chứ không bảo lãnh cam kết bán nhà.
Hiện Cocobay đã có phương án cơ bản thống nhất với khách hàng. Theo báo cáo của Thành Đô cơ bản đã có biên bản thanh lý, thống nhất với khách hàng mua dự án. Đến nay đa số đã thống nhất xong. 
"Ngân hàng luôn có trách nhiệm với khách hàng, bao gồm cả chủ đầu tư và khách hàng mua dự án. Theo báo cáo của Thành Đô, đa phần là đã thống nhất xong phương án giải quyết. SHB luôn luôn đồng hành, đảm bảo tài trợ vốn vay, cũng sẵn sàng tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư và khách hàng.
Do đó, cổ đông có thể yên tâm về an toàn vốn của ngân hàng. Khách hàng của Cocobay cũng có thể yên tâm với sự hỗ trợ của ngân hàng", bầu Hiển nhấn mạnh.
Huyền Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.