Bất động sản vùng ven tại Pleiku "tăng nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do tác động của dịch Covid-19, thị trường bất động sản (BĐS) tại Pleiku không còn duy trì tốc độ tăng trưởng như trước. Tuy nhiên, giao dịch BĐS tại vùng ven hoặc khu vực dự kiến có cải thiện về cơ sở hạ tầng lại tăng mạnh.

 

Đất vùng ven giao dịch tốt

Qua nhiều năm làm nghề môi giới BĐS kiêm nhà đầu tư cá nhân, chị Đoàn Tiểu Hà-Giám đốc Công ty BĐS Hồng Hà (xã Trà Đa, TP. Pleiku) khá am hiểu thị trường và có trong tay một lượng lớn khách hàng. Theo chị Hà, sau một thời gian dài liên tục tăng giá mạnh, từ năm 2019 đến nay, thị trường BĐS tại TP. Pleiku đã có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là bởi kinh tế khó khăn, giá các loại nông sản chủ lực sụt giảm mạnh khiến nguồn lực tài chính trong dân không còn tốt như trước. Song song với đó, các ngân hàng đồng loạt siết chặt cho vay BĐS. Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế-xã hội, khiến nhà đầu tư càng thêm dè chừng. “Từ sau khi hết giãn cách xã hội đến nay, thị trường BĐS đã “ấm” hơn. Giao dịch tập trung vào sản phẩm BĐS ở các xã, phường vùng ven TP. Pleiku như: Chư Á, Biển Hồ, Trà Đa, Chi Lăng, Yên Thế; xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) hoặc nhà hẻm trung tâm phố có mức giá dao động quanh 1 tỷ đồng”-chị Hà cho biết.

 Bất động sản vùng ven đang thu hút nhiều người tìm mua. Ảnh: H.L
Bất động sản vùng ven đang thu hút nhiều người tìm mua. Ảnh: H.L



Ông Phạm Thanh Sơn-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phong Sơn Gia Lai (số 10 Lê Thánh Tôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku) thông tin: Đối với sản phẩm nhà lẻ, từ sau Tết Nguyên đán đến kết thúc giãn cách xã hội, giao dịch khá trầm lắng. Từ cuối tháng 4 đến nay, sản phẩm nhà lẻ có mức giá từ 800 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng thu hút sự quan tâm trở lại của khách hàng. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu thực, thường là vợ chồng trẻ tìm mua nhà đất để an cư. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng đang quan tâm đến các dự án BĐS thuộc nhiều phân khúc khác nhau triển khai tại TP. Pleiku. “Nếu như trước đây, người dân Pleiku không mấy mặn mà với BĐS dự án thì nay họ đã quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là với nhóm người có khả năng tài chính tốt. Đây cũng là xu hướng đầu tư, sở hữu BĐS trong tương lai ở Pleiku”-ông Sơn nhận định.

Chưa vội “xuống tiền”

Về góc độ nhà đầu tư, ông Sơn cho rằng, khách hàng đang giao dịch trong trạng thái an toàn, tức là tìm sản phẩm BĐS có mức giá tốt, tính thanh khoản cao. Đối với đầu tư lâu dài, khách hàng lựa chọn sản phẩm BĐS vùng ven, diện tích lớn và hạ tầng tương đối thuận lợi; nếu gắn thêm yếu tố tiềm năng có sự đầu tư cải thiện về hạ tầng càng tốt. Đặc biệt, nhà đầu tư hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính, hạn chế tối đa sử dụng vốn vay để giảm rủi ro.


 

Bất động sản vùng ven ở mức giá 300-500 triệu đồng lô đang là phân khúc có giao dịch tốt. Ảnh Hải Lê
Bất động sản vùng ven ở mức giá 300-500 triệu đồng/lô đang là phân khúc có giao dịch tốt. Ảnh: Hải Lê
Theo thống kê của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Pleiku, 4 tháng đầu năm 2020, tại Chi nhánh có 3.666 hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất (tăng 196 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2019); có 5.117 hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm (giảm 1.370 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2019). Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất tăng nhiều ở các xã vùng ven thành phố như: Trà Đa, Biển Hồ…

Trong khi đó, với góc độ một nhà đầu tư BĐS cá nhân, chị Nguyễn Thu Huyền (tổ 3, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) chia sẻ: “Hết giãn cách, tôi liền một lúc giao dịch được 2 lô đất khá lớn ở đường Tôn Thất Tùng (TP. Pleiku) và 1 lô khác ở phường Thắng Lợi. Lời lãi không đáng bao nhiêu nhưng giải tỏa được áp lực vay vốn cũng khiến vợ chồng tôi bớt lo”.

Nhiều nhà tư vấn, môi giới BĐS cá nhân cũng cho biết, khách hàng của họ đang duy trì trạng thái tiền mặt tương đối lớn theo quan điểm “tiền mặt là vua” trong thời điểm này. “Không ai dám chắc liệu thị trường BĐS ở Pleiku đã “tạo đáy” hay chưa nên rất thận trọng trong giải ngân mua vào. Tất nhiên, họ cũng đang quan sát rất kỹ các sản phẩm BĐS giá rẻ của những nhà đầu tư, săn tìm sản phẩm giá tốt”-anh N.-một nhà môi giới BĐS khá uy tín tại Pleiku-chia sẻ.

“Ngộp bank” là thuật ngữ đang được giới mua bán nhà đất nhắc đến nhiều trong giai đoạn hiện nay. Đây là sản phẩm BĐS của những cá nhân rơi vào cảnh khó khăn, mất khả năng cân đối tài chính và buộc phải bán tháo. Mức giá giao dịch các sản phẩm BĐS này sẽ rẻ hơn nhiều so với điều kiện bình thường, khi chủ sở hữu không gặp áp lực. Đây cũng là “món ăn” yêu thích của những nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẵn tiềm lực. Tuy nhiên, không phải sản phẩm “ngộp bank” nào cũng dễ dàng tìm được người mua bởi thị trường đang trong giai đoạn có nhiều sản phẩm, lựa chọn.

 

 HẢI LÊ


 

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.