Bảo vệ trẻ em trước các hiểm họa khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ít ngày nữa, năm học 2022-2023 sẽ kết thúc, cũng là thời điểm học sinh các cấp học bước vào kỳ nghỉ hè dài ngày.

Nghỉ hè là giai đoạn mà bất cứ trẻ em nào cũng cảm thấy háo hức, thích thú, bởi các em sẽ được ở nhà, được vui chơi thoải mái sau nhiều tháng học tập căng thẳng. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hè cũng là giai đoạn mà trẻ nhỏ phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng. Bởi trẻ em với bản tính hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích, tai nạn giao thông và đuối nước trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi hàng ngày. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ sự chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm của một số người lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Theo Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm từ 15-17 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), tiếp đến là nhóm tuổi 5-14 (36,9%), thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 (19,5%). Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là hơn 6.500 trường hợp/năm. Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em/năm. Theo nhiều chuyên gia y tế, tai nạn thương tích có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên riêng với trẻ em, các tai nạn thường xảy ra bất ngờ, khó lường trước và có thể gây ra những tổn thương cơ thể rất nghiêm trọng. Một số thống kê cho thấy, ở lứa tuổi từ 1-5, trẻ thường gặp tai nạn liên quan đến bỏng, đuối nước, hóc dị vật, ngã cầu thang; lứa tuổi từ 6-10 lại thường bị tai nạn do tiếp xúc môi trường bên ngoài như: gãy tay, chân do leo trèo, tai nạn giao thông. Trong khi đó, ở lứa tuổi từ 14-16 thường gặp các tai nạn giao thông.

Cùng với các mối hiểm họa do tai nạn thương tích gây ra cho trẻ em thì mùa hè cũng là giai đoạn thời tiết nóng bức, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây hại sức khỏe phát triển với các dịch bệnh dễ lây lan, như: viêm màng não, sốt xuất huyết, tiêu chảy, tả, thủy đậu, tay chân miệng. Trong khi đó, nhiều địa phương trong cả nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiều loại vaccine trong Chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ có nguy cơ bị mắc nhiều dịch bệnh nguy hiểm hơn khi chưa được tiêm chủng đầy đủ do thiếu vaccine.

Những số liệu về tai nạn thương tích nêu trên và tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều phức tạp khiến cộng đồng cảm thấy lo lắng về các mối nguy cơ đe dọa với trẻ em khi kỳ nghỉ hè dài ngày sắp tới. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng trẻ em, và quan trọng hơn là để cho thế hệ tương lai của đất nước được thụ hưởng kỳ nghỉ hè an toàn, vui vẻ, bổ ích trọn vẹn, đòi hỏi những người lớn, bậc làm cha làm mẹ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giám sát trẻ nhỏ. Các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về việc tăng cường giám sát và quản lý con cái trong thời gian nghỉ hè. Chính quyền địa phương, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ, sáng tạo để tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt, vui chơi hè bổ ích cho các em nhằm giảm thiểu các nguy cơ tai nạn. Đồng thời, cần trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ mình trước các nguy cơ tiềm ẩn. Cùng với đó, ngành y tế và chính quyền các địa phương cần sớm có các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu vaccine để trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, nhằm bảo vệ hiệu quả và an toàn sức khỏe trước các mối đe dọa của dịch bệnh.

Link bài gốc: https://www.sggp.org.vn/bao-ve-tre-em-truoc-cac-hiem-hoa-kho-luong-post691029.html

Có thể bạn quan tâm

An toàn lao động đừng chỉ là khẩu hiệu

An toàn lao động đừng chỉ là khẩu hiệu

UBND tỉnh Nghệ An vừa thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra toàn diện hoạt động của Công ty TNHH Châu Tiến (đóng ở Khu công nghiệp Nam Cấm, H.Nghi Lộc, Nghệ An), sau khi phát hiện ít nhất 8 công nhân làm việc tại nhà máy chế biến bột đá này bị bệnh bụi phổi, trong đó 3 người đã tử vong.
“Lỗ nhỏ đắm thuyền”

“Lỗ nhỏ đắm thuyền”

Kết quả cuộc khảo sát do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho thấy, các doanh nghiệp (DN) trên cả nước đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn.
Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Giá điện vừa tăng 3% từ ngày 4.5, chưa hết một chu kỳ thanh toán hàng tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01.9.2023 theo Quyết định sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.
Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

(GLO)- Một lần lướt Facebook, trên trang cá nhân của tôi bỗng xuất hiện clip quay lại cảnh nhóm nữ sinh đang đánh nhau. Các em học khoảng lớp 8, lớp 9. Có 4-5 em đang tấn công một nữ sinh khác. Cả nhóm đấm đá túi bụi vào đầu, bụng, lưng, túm tóc nạn nhân lôi đi xềnh xệch trên nền đất, thậm chí, có em còn cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, vào lưng dù em học sinh kia đã mệt lả, khóc không ra tiếng.

Nơi chốn con người

Nơi chốn con người

Sáng 20/5, tại quận Cầu Giấy Hà Nội, hàng nghìn người chen chúc giữa vòng vây bảo vệ thắt chặt, để bốc suất mua nhà ở xã hội tại một dự án trên địa bàn. Chỉ có 150 căn, tính ra hơn 10 người tranh một suất nhà ở. Người chen lấn hòng mua đi bán lại kiếm lời hẳn không ít, nhưng nhiều hơn chính là người nghèo, thu nhập thấp khát khao có được chỗ che mưa nắng…
Vốn, vốn và vốn

Vốn, vốn và vốn

Không tiếp cận được vốn, chi phí vốn quá đắt đỏ, thủ tục kéo dài làm đội vốn dự án... Có thể nói, vốn chính là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay mà nếu không giải được thì sẽ không thể ngăn chặn tình trạng "bán mình" cho khối ngoại đang ngày một lan rộng.