Báo chí Gia Lai đồng hành cùng sự đổi mới, phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 5 năm qua, những thành tựu trong đổi mới, phát triển của tỉnh Gia Lai đều được các cơ quan truyền thông phản ánh đậm nét. Các đơn vị cũng ngày càng đổi mới để theo kịp sự phát triển ấy của tỉnh, xứng đáng với vai trò là người đồng hành tin cậy.

Làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, dự báo

Trò chuyện về vai trò đồng hành của truyền thông trong tiến trình đổi mới, phát triển của tỉnh, nhà báo Nguyễn Khắc Quang-Phó Giám đốc phụ trách Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh-nhận định: Trong 5 năm qua, trong nhiều nhiệm vụ, tỉnh ta tập trung vào 2 mục tiêu quan trọng: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả khả quan, nhất là xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

“Đài luôn bám sát các nội dung trên để khai thác, đưa lên 2 làn sóng. Đặc biệt, chương trình của Đài có 3 thứ tiếng: Kinh, Jrai, Bahnar, tạo điều kiện thông tin kịp thời đến người dân trong tỉnh”-nhà báo Khắc Quang cho biết.

Cũng theo Phó Giám đốc phụ trách Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, đơn vị cũng chú trọng tuyên truyền về cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; phản ánh sự chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trước thực trạng biến đổi khí hậu, cây trồng chết do dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh. Phong trào thành lập nông hội, nhóm cùng sở thích, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được tập trung tuyên truyền trong các chuyên mục “Nhịp sống nông thôn”, “Khuyến nông”…  

Phóng viên Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tác nghiệp tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi
Phóng viên Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tác nghiệp tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi

Bên cạnh đó, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cũng dành nhiều thời lượng tuyên truyền về chính sách thu hút đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Có những phim được chạy phụ đề 2 thứ tiếng Anh, Nhật để vừa phát sóng vừa phục vụ nhu cầu xúc tiến đầu tư.

Nhà báo Khắc Quang cho hay: “Năm 2018 và 2020, chúng tôi có 2 phim như thế. Gần đây nhất, Đài cùng với các địa phương làm loạt tuyên truyền về đại hội Đảng các cấp, tiếp đó là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Đó là những dấu ấn đậm nét trong hoạt động của Đài. Cũng trong 5 năm qua, nhiều tác phẩm đã đạt giải cao tại Giải Báo chí tỉnh, Giải Báo chí toàn quốc, Liên hoan Phát thanh-Truyền hình toàn quốc, Giải Búa liềm vàng, Giải Báo chí Đại đoàn kết toàn dân tộc… Tất cả đều liên quan đến sự đổi mới, phát triển của tỉnh. Thời gian tới, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng chương trình, đổi mới hình thức tuyên truyền, biên tập, biên dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng”.

Với Báo Gia Lai, 5 năm qua cũng đã có bước phát triển vững chắc, trở thành tờ báo nằm trong tốp đầu của báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Riêng Báo Gia Lai điện tử đã tích hợp truyền hình, radio, biểu đồ, infographic, emagazine; sắp tới sẽ tăng tính tương tác thông qua hình thức bàn tròn trao đổi. Với ưu thế đó, Báo Gia Lai luôn theo sát sự phát triển của tỉnh để phản ánh nhanh nhạy, kịp thời, chính xác các thông tin, nội dung quan trọng. Nhà báo Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai-khẳng định: Sự đồng hành của Báo Gia Lai thể hiện ở 2 mặt: phản ánh quá trình vận động, phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực và dự báo về sự phát triển.

“Sự vận động, phát triển của tỉnh thể hiện trên 3 trụ cột kinh tế (phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị, công nghiệp chế biến và du lịch); xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, trong đó có công tác xây dựng Đảng. Là báo Đảng địa phương, Báo Gia Lai đặt trọng tâm đầu tiên là chú trọng công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, trong đó có xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào đời sống; phản ánh đầy đủ các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh”-nhà báo Lương Văn Danh cho biết.

Theo Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, ngoài đưa tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, Báo Gia Lai còn có các tuyến tin, bài phân tích, tổng hợp, dự báo, đánh giá, bình luận, đề xuất giải pháp, phản biện góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh. Liên quan đến công tác này, có thể kể đến các chuyên mục: “Sự kiện-Bình luận”, “Nhìn từ Pleiku”, “Bút ký-Phóng sự”… Đặc biệt, không dừng lại và đóng khung ở “tỉnh ta”, Báo Gia Lai còn đặt mình trong mối tương quan với đất nước và khu vực để có những bài viết sắc sảo, có tầm, mang tính tổng hợp và dự báo kịp thời.

Nhắc đến một khía cạnh khác của sự đồng hành, nhà báo Lương Văn Danh nhận định: Để theo kịp với sự phát triển của tỉnh, bản thân cơ quan báo cũng phải phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa phương tiện để phục vụ bạn đọc, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Làm được điều đó, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Gia Lai phải được đào tạo, nâng cao năng lực, qua đó vừa đáp ứng xu thế làm báo mới, vừa xây dựng “gu” làm báo riêng; đồng thời đầu tư, trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại để phục vụ hoạt động của một tòa soạn đa phương tiện.

Đáp ứng nhu cầu thông tin, tăng tính phản biện

Cùng với cơ quan truyền thông địa phương, các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn cũng tích cực phản ánh tiến trình đổi mới, phát triển của tỉnh. Nhà báo Dư Quang-phụ trách Cơ quan thường trú VTV5 tại Gia Lai-chia sẻ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Truyền hình tiếng dân tộc, trong 5 năm qua, các thể loại: tin tức, phóng sự ngắn, chuyên mục “Tạp chí dân tộc và phát triển”, chương trình tiếng Jrai… do đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Cơ quan thường trú VTV5 tại Gia Lai đã tập trung phản ánh toàn diện đời sống kinh tế-xã hội 5 tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai-nơi đơn vị đứng chân, qua đó đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của đồng bào các DTTS trong tỉnh, góp phần tuyên truyền tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, miền núi.

Các phóng viên tác nghiệp tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Ảnh: Đức Thụy
Các phóng viên tác nghiệp tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Ảnh: Đức Thụy


Từ tháng 10-2016, VTV5 đã có thêm kênh phát sóng là VTV5 Tây Nguyên. Mỗi ngày, bản tin 20 phút của VTV5 Tây Nguyên tập trung phản ánh các tin tức, sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh; nêu gương người tốt-việc tốt trong vùng đồng bào DTTS; công tác dân vận; thành quả trong công tác xóa đói giảm nghèo, khẳng định những bước phát triển mạnh mẽ trong đời sống của người dân khi có sự đầu tư của tỉnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, cây-con giống, mở các lớp tập huấn kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình.

“Tạp chí dân tộc và phát triển” đã làm tốt nhiệm vụ phản ánh chủ trương đúng đắn của tỉnh trong việc xây dựng cánh đồng lớn ở huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa, tạo ra vùng sản xuất lúa gạo tập trung, quy mô, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đáng chú ý là việc vận động đồng bào DTTS di dời từ những vùng núi cao xuống định canh, định cư ở vùng thuận lợi để có điều kiện xây dựng cuộc sống ấm no. Đặc biệt, trong bản tin thời sự còn có chuyên mục “Nông nghiệp xanh Tây Nguyên” phản ánh chủ trương, thành quả phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng như cách làm mới của đồng bào DTTS trong ứng dụng công nghệ cao…

Nhà báo Dư Quang cho biết thêm: “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mạnh dạn chỉ ra những bất cập nhằm góp phần giúp tỉnh có những chính sách, chủ trương điều chỉnh phù hợp. Gần đây nhất là chủ trương giao đất, giao rừng phát triển cây cao su chưa rõ mục đích ở các huyện: Chư Prông, Chư Sê… Sau đó, tỉnh đã thu hồi đất giao cho các đơn vị khác để sử dụng hiệu quả hơn”.

Những năm qua, Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thường trú tại Gia Lai cũng đã làm tốt nhiệm vụ chuyển tải thông tin cũng như định hướng dư luận. Phong phú, đa dạng về nội dung, luôn chú trọng đổi mới về hình thức thể hiện, tích hợp các loại hình thông tin trên nền tảng công nghệ hiện đại, Cơ quan TTXVN thường trú tại Gia Lai đã thực sự đồng hành cùng sự  phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh.

Theo nhà báo Nguyễn Hoài Nam-Trưởng Cơ quan TTXVN thường trú tại Gia Lai, các tuyến tin bài định hướng về công tác ứng phó với đại dịch Covid-19; xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: hồ tiêu, cà phê, rau củ; cảnh báo, hướng dẫn về cách nhận biết thông tin giả tràn lan trên mạng truyền thông; cảnh báo tình trạng phát triển ồ ạt các dự án điện mặt trời áp mái; phản ánh những sai phạm trong quá trình điều hành quản lý, thu chi ngân sách đơn vị, đặc biệt là những tuyến tin bài có sức lan tỏa rộng rãi như: “Hàng nghìn hộ dân mong một con đường”, “Ngược đèo cõng chữ về làng Đê Kôn”... gây được sự chú ý dư luận, UBND tỉnh sau đó đã triển khai xây dựng một số tuyến đường, tạo điều kiện kết nối giao thương, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn”. Với những đóng góp tích cực, đầu năm 2020, đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng báo chí, dư luận xã hội năm 2019.

Nói về định hướng trong thời gian tới, nhà báo Nguyễn Hoài Nam chia sẻ: Trước những thách thức trong tình hình mới, Cơ quan TTXVN thường trú tại tỉnh Gia Lai luôn kiên định với các nguyên tắc làm báo; sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành; tinh gọn cơ cấu tổ chức; đẩy mạnh cải tiến quy trình xử lý thông tin và phương thức làm việc; khẳng định vị thế và vai trò định hướng dư luận xã hội; đồng hành cùng tỉnh Gia Lai trong công cuộc đổi mới, phát triển toàn diện tỉnh nhà.

 PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null