"Ngôi nhà chung" của người làm báo ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng những chương trình và hoạt động thiết thực, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai đã kết nối, tạo cơ hội để đội ngũ những người làm báo trong tỉnh thể hiện bản lĩnh, rèn luyện “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, phản ánh kịp thời, chân thực, sinh động những bước phát triển trên mọi lĩnh vực của tỉnh.

Dấu ấn nhiệm kỳ 2015-2020

Nhiệm kỳ 2015-2020 là quãng thời gian ghi lại nhiều dấu ấn nổi bật của Hội Nhà báo tỉnh. Tổ chức Hội được kiện toàn và đi vào hoạt động nền nếp. Phương thức hoạt động của Hội đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Ông Trần Văn Nghĩa-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh-cho biết: “Cùng với cả nước, báo chí Gia Lai luôn tuân thủ các nguyên tắc của báo chí cách mạng, giữ vững định hướng tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức phát hành, truyền dẫn, đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời cũng đưa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh ở địa phương”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trao giải A cho các tác giả tại lễ trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ 9-2020. Ảnh: Đức Thụy
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trao giải A cho các tác giả tại lễ trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ 9-2020. Ảnh: Đức Thụy

Năm 2016 và 2017, Hội Nhà báo tỉnh được Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội; 34 cá nhân tiêu biểu được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-2016), Hội Nhà báo tỉnh vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ  tịch nước trao tặng. Ngoài ra, một số tập thể, cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của các bộ, ngành Trung ương và của Chủ tịch UBND tỉnh.
 

Các cơ quan báo chí đã thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế-xã hội. Báo chí đã chủ động tuyên truyền đậm nét công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, các giải pháp điều hành kinh tế-xã hội của tỉnh. Đồng thời, báo chí cũng tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới. Báo chí cũng kiên quyết đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác; tham gia giám sát, phản biện xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Đặc biệt, 2 cơ quan báo chí địa phương là Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã không ngừng cải tiến nội dung, hình thức, thu hút sự quan tâm, theo dõi của công chúng và được dư luận đánh giá cao. Các cơ quan, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí tại địa bàn tỉnh đã bám sát tôn chỉ mục đích, tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc định hướng, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của tỉnh; chủ động thông tin, tuyên truyền kịp thời và toàn diện các sự kiện chính trị-xã hội của địa phương; đồng thời thẳng thắn phản ánh, góp ý những việc làm chưa tốt, góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội.

Nhiệm kỳ qua, Hội Nhà báo tỉnh đã phát huy tốt vai trò là nơi tập hợp, rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo trong tỉnh; đại diện cho quyền lợi của các nhà báo, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp đối với hội viên. Hội cũng đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cũng như chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên. Thường trực Hội phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, các sở, ngành liên quan và Hội Nhà báo các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức 5 cuộc hội thảo báo chí, 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí gồm các lớp báo in, các lớp phát thanh-truyền hình, thu hút hơn 800 lượt hội viên tham gia.

Tính từ năm 2015 đến nay, hơn 300 tác phẩm báo chí của các tác giả, nhóm tác giả tham gia Giải Báo chí tỉnh ở 3 loại hình: báo in, báo hình, báo nói. Qua đó đã chọn 176 tác phẩm tiêu biểu của tác giả, nhóm tác giả để trao 17 giải A, 35 giải B, 53 giải C và 71 giải khuyến khích. Hội viên Hội Nhà báo tỉnh còn tích cực tham gia Giải Báo chí quốc gia, các giải báo chí chuyên ngành ở Trung ương và đạt nhiều giải cao. Đơn cử, 5 năm qua, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã đạt 2 giải C và 2 giải khuyến khích Giải Báo chí quốc gia; 1 giải khuyến khích Giải Búa liềm vàng; Liên hoan truyền hình toàn quốc đạt 4 giải bạc, 1 giải vàng và nhiều bằng khen khác.

“Những kết quả trên đã khẳng định chất lượng hoạt động nghiệp vụ của Hội Nhà báo tỉnh cũng như năng lực, bản lĩnh của đội ngũ người làm báo trong tỉnh đã và đang không ngừng được nâng lên”-ông Trần Văn Nghĩa nhấn mạnh.

“Giữ lửa” cho mái nhà chung

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hội Nhà báo tỉnh đặt mục tiêu: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội. Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xây dựng đội ngũ người làm báo vững về tư tưởng, chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, làm tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, xứng đáng là đội xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng. Quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên. Chủ động tham gia công tác chỉ đạo, quản lý báo chí nhằm phát triển hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương và nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của nhân dân.

Tập huấn nghiệp vụ. Ảnh: Đức Thụy
Tập huấn nghiệp vụ báo chí. Ảnh: Đức Thụy

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh thông tin: “Thời gian tới, báo chí Gia Lai cần ra sức tuyên truyền cổ vũ hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; coi trọng phát hiện, cổ vũ, động viên các gương điển hình tiên tiến; đấu tranh phê phán tiêu cực, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chống những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; tạo diễn đàn để các tầng lớp nhân dân hiến kế đóng góp giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà”.

Để làm được điều đó, Hội Nhà báo tỉnh cần tạo được sự đoàn kết, thống nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp vì sự phát triển báo chí tỉnh nhà; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội nhằm tập hợp, đoàn kết và quản lý tốt đội ngũ hội viên.

“Song song với công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức phù hợp, nội dung thiết thực, Hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động phản biện, thực hiện tốt vai trò của báo chí trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Hội cũng sẽ chú trọng tham gia công tác xây dựng Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Luật Báo chí, việc chấp hành Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo và hoạt động của các chi hội; bảo vệ quyền lợi chính đáng trong tác nghiệp của hội viên; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, văn hóa, thể thao, từ thiện, xã hội, coi đây là một trong những hoạt động góp phần nâng cao vai trò của Hội Nhà báo tỉnh trong đời sống xã hội… Hội nỗ lực phấn đấu để xứng đáng là “ngôi nhà chung” của đội ngũ những người làm báo trong tỉnh”-Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh nhấn mạnh.


Toàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí địa phương và 12 văn phòng đại diện, 12 phóng viên cơ quan báo chí Trung ương, ngành, tỉnh, thành khác được cơ quan báo chí thông báo hoạt động thường trú. Hội Nhà báo tỉnh có 248 hội viên thuộc 6 chi hội gồm: Chi hội Nhà báo Văn phòng Hội, Chi hội Nhà báo Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Chi hội Nhà báo Báo Gia Lai, Chi hội Nhà báo khu vực Tây Gia Lai, Chi hội Nhà báo khu vực Đông Gia Lai và Chi hội Nhà báo các báo thường trú.

 PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.