Bánh căn của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vào những ngày mưa gió sụt sùi, mẹ tôi thường đúc bánh xèo. Trong một lần về thăm quê, dì Ba mang tặng mẹ món quà đặc biệt: 1 bộ lò và khuôn đổ bánh căn bằng gốm Bàu Trúc! Bánh căn là bánh… gì ta? Cả nhà tôi cứ ngớ ra. Nhìn bộ khuôn thiệt đẹp nhưng bánh căn đổ kiểu nào thì đâu ai biết? Dì Ba hiểu ý, cười ngất: Dễ òm hà, để em bày… Sau một đỗi lắng nghe, mẹ cười cười rồi nói: Để mẹ đổ bánh căn đãi cả nhà! Chúng tôi ồ lên, khoái chí vỗ tay lốp bốp.
Để làm bánh căn, mẹ bảo chị tôi đem ngâm gạo từ đêm trước. Sáng vớt gạo đi xay, mẹ đổ kèm thêm chén… cơm nguội. Gì kỳ? “Cứ xay luôn đi, đừng thắc mắc”-mẹ cười bí ẩn. Gạo xay thành bột mang về, mẹ múc bột ra tô, đập thêm quả trứng gà sống trộn, đánh đều lên cho bột có màu vàng. Cứ mỗi tô bột thêm 1 quả trứng.
Lò và khuôn được mang ra. Cũng nhóm lò than cho hồng; xong đặt lên trên khuôn bánh, múc bột trong tô đổ lần lượt vào từng “lỗ chén” nhỏ trên khuôn. Chị tôi bảo: “Mẹ quên chưa thoa dầu khuôn kìa”. Mẹ lại cười: “Dì Ba nói đổ bánh căn không cần dầu”. 
Chúng tôi háo hức ngồi chờ. Nghe mùi thơm của bánh, mẹ lẹ làng giở nắp khuôn, dùng xẻng xắn nhẹ quanh rìa cho cái bánh tróc, sau đó xúc gọn từng chiếc bánh căn vàng ươm còn nghi ngút khói đặt ra mâm. Nước chấm là chén mắm pha loãng, thêm tỏi ớt và hành lá xắt nhỏ. Mẹ lấy chén đũa, gắp cái bánh căn còn nóng hổi chấm ngập vào chén nước mắm, vừa thử bánh vừa gật gù.
Vị béo bùi của bột gạo trộn trứng hòa quyện trong chiếc bánh phồng, xốp nhờ bột xay có gia thêm cơm nguội ngấm cùng vị mặn mà, cay thơm của nước mắm tạo nên cho chiếc bánh căn hương vị rất riêng. Còn nữa, mùi thơm của vỏ bánh cháy sém do không dùng dầu mỡ thoa khuôn cũng tạo nên nét độc đáo của bánh căn. Đây mới là ăn thử, mẹ bảo, nghe dì Ba bảo phải kèm với xoài sống, khế chua hoặc dưa leo thái sợi.
Ảnh minh họa: Huyền Trang
Ảnh minh họa: Huyền Trang
Tôi lớn lên, được đi nhiều nơi, có dịp thưởng thức nhiều món ăn ở những hàng quán cao cấp, trong đó có món bánh căn. “Cao cấp” thật, bởi bánh căn nơi ấy không chỉ giản đơn là bột gạo trộn trứng mà còn thêm tôm, thịt hoặc trứng cút bên trên. 
Khi ăn, gắp hai cái bánh úp mặt thành một cặp. Nước chấm, rau củ cũng đa dạng và phong phú. Vậy nhưng, kỳ lạ thay, không có bữa bánh căn nhà hàng nào tôi ăn thấy ngon bằng món bánh căn giản đơn ngày xưa của mẹ.
Bạn tôi bảo: Tại ngày xưa mình khổ nên ăn gì chẳng ngon! Cũng có phần đúng, nhưng còn một cái ngon khác mà bạn quên không tính đến là sự yêu thương khi được thưởng thức món bánh căn cận kề bên mẹ, bên lò lửa ấm ran trong khi bên ngoài gió lùa hun hút từng cơn mang cái lạnh tê người.
Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.