Bài 2: Trung tâm năng lượng quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có thể nói Gia Lai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước mạnh dạn lập quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đây là bước đi mang tầm chiến lược bởi Gia Lai có tiềm năng thủy điện dồi dào.

Tiềm năng thủy điện dồi dào

Trên địa bàn Gia Lai có 3 hệ thống sông lớn như Sê San (phía Tây Bắc), sông Ba (phía Đông) và các nhánh sông Ia Drăng, Ia Lốp, Ia Hleo, Ia Meur... thuộc hệ thống sông Serepok chảy qua và phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh là điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện.

 
Thủy điện Ia Ly.
Thủy điện Ia Ly.

Sông Ba là một con sông lớn của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chảy qua 3 tỉnh Gia Lai, Đak Lak và Phú Yên có diện tích lưu vực khoảng 14.000 km2 bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô cao 1.545 mét thuộc dải Trường Sơn. Hệ thống sông Ba đoạn chảy qua tỉnh Gia Lai trải đều ở các huyện Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa và thị xã An Khê.

Sê San là tuyến năng lượng lớn thứ ba toàn quốc. Tại đây có Nhà máy Thủy điện Ia Ly lớn thứ ba toàn quốc là một nhánh sông lớn của sông Mê Kông, bắt nguồn từ dãy núi Tiên Cao ở độ cao 2.010 mét nằm phía Bắc tỉnh Kon Tum. Một phần dòng chính của sông Sê San về phía Tây Bắc là ranh giới giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, một số phụ lưu chính của sông Sê San như: Ia Krêl, Ia Tchom, Đak Tơ Pang, Ia Grai... nằm bao trùm phần lớn phía Tây các huyện Đức Cơ, Chư Pah. Riêng các phụ lưu của sông Serepok chảy qua huyện Chư Prông và một phần phía Tây của huyện Chư Sê.

Gia Lai có mật độ sông suối dày đặc và đều có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, tạo nên độ chênh cột nước lớn dễ dàng đắp đập, chặn dòng… là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các thủy điện. Theo tính toán sơ bộ, tiềm năng thủy điện của tỉnh Gia Lai vào khoảng 2.400 MW, tương ứng 11 tỷ kWh/năm, trong đó tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh khoảng 550 MW tương ứng 2,2 tỷ kWh/năm.

Quy hoạch và phát triển bền vững

Nhận thấy tiềm năng phát triển thủy điện của tỉnh là rất lớn, năm 2003 UBND tỉnh giao cho Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) lập quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để kêu gọi đầu tư. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, Sở Công thương đã tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch về lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh, với các tiêu chí: Gần đường giao thông; gần lưới điện quốc gia; giảm thiểu tác động môi trường và tạo hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các Quyết định số 04/2004/QĐ-UB ngày 8-1-2004 và Quyết định số 06/2008/QĐ-UB ngày 14-1-2008 với nội dung khảo sát, điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng thủy điện vừa và nhỏ. Theo đó, có 74 thủy điện đã quy hoạch với tổng công suất 494.405 MW. Trong đó, 14 công trình đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành với tổng công suất 18,61 MW; 60 công trình đã được khảo sát thực tế và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đưa vào đợt I và đợt II, để kêu gọi đầu tư với tổng công suất 475.795 MW.

Ngoài ra, theo phân cấp của Bộ Công thương, các dự án thủy điện lớn trên các dòng sông chính như: Sông Ba, Sê San do Bộ Công thương quy hoạch, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với các dự án thủy điện này, Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư xây dựng. Tổng số các dự án thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh do EVN đầu tư là 7 thủy điện với tổng công suất là 1.841 MW, hàng năm phát lên lưới điện quốc gia khoảng 8,8 tỷ kWh.

Việc phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa (giá trị sản xuất công nghiệp thủy điện đóng góp 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh với khoảng 2.176 tỷ đồng trong năm 2011) và tăng thu ngân sách địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng có dự án, nhất là giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế-xã hội.

Trao đổi về các giải pháp để phát triển hệ thống thủy điện tại Gia Lai một cách bền vững, ông Nguyễn Tấn Hữu-Trưởng phòng Quản lý Điện năng, Sở Công thương cho rằng: “Các sở, ngành của tỉnh cần có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào Gia Lai”.

Lê Lan
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.