Bài 2: Sống không thể thiếu Hoàng Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ thuở khai thiên lập địa đến nay, trải qua 415 năm, do sống giữa 4 bề biển trời mênh mông, nên người dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hầu hết đều lấy ngư nghiệp làm kế sinh nhai, ngư trường Hoàng Sa chính là “bầu sữa” nuôi sống hàng chục thế hệ người dân đất đảo.
 
Lực lượng tàu cá của huyện đảo Lý Sơn luôn sẵn sang hướng ra biển Đông.
Xa xưa, các bậc tiền nhân ở Lý Sơn ra Hoàng Sa đánh bắt bằng những chiếc thuyền buồm mỏng manh như “chiếc lá”, đến nay, con cháu họ ra khơi trên những chiếc tàu cá to đùng được trang bị máy móc hiện đại. Phương tiện tuy có khác nhau, nhưng ý chí của mọi thế hệ ngư dân ở Lý Sơn vẫn chỉ là quyết tâm bám biển để vừa kiếm kế sinh nhai, vừa góp phần giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.  
Những chiếc ghe buồm “huyền thoại”
Theo lời kể của ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), từ xa xưa, ở đảo Lý Sơn có đến hàng trăm chiếc ghe buồm chuyên hành nghề đánh bắt cá chuồn trên vùng biển Hoàng Sa. Thanh niên đất đảo hầu hết mới hơn 10 tuổi là đã theo ông cha đi trên những chiếc ghe buồm theo nghề ngư nghiệp, đi đánh bắt xa bờ. Không phải như bây giờ tàu cá được đóng bằng vỏ gỗ vỏ thép vững chải, ghe buồm mà các bậc tiền nhân ở Lý Sơn đi đánh bắt mong manh lắm. Ghe chỉ được đóng ván 2 bên mạn, đáy ghe làm bằng mê tre thật dày rồi trát dầu rái để ngăn nước thấm vào. Ghe chỉ dài khoảng 24 thước mộc, rộng 7 thước môc và cao 7 tấc mộc. Mỗi lần ra khơi chỉ đi được 4 người, đánh bằng lưới gai.
Mặc dù phương tiện đánh bắt và ngư lưới cụ thô sơ là vậy, nhưng nhờ ngư trường Hoàng Sa khi ấy rất no cá, nên chuyến biển nào những chiếc ghe buồm cập bờ cũng khẳm be. Lúc có gió thì giong buồm, ghe buồm nhẹ nên lướt gió đi rất nhanh. Lúc trời hết gió thì 4 anh em thuyền viên trên ghe cùng nỗ lực chèo, lèo lái chiếc ghe lướt trên sóng nước bằng những chiếc dằm gỗ. Khi ấy phương tiện dự báo thời tiết không có, nên ngư dân phải trông trời ngóng gió, nhìn rễ cây thấy ra rễ non là biết trời sắp có bão thì lập tức đưa ghe vào nơi kín gió nấp. Đêm đốt đèn bão, nhìn sao định hướng để đưa ghe đi ra ngư trường.
“Ông bà xưa kể lại, từ lúc xuất bến tại đảo Lý Sơn, phải mất 4 ngày đêm những chiếc ghe buồm mới ra tới ngư trường Hoàng Sa, đánh bắt đúng nửa tháng là về. Ghe nào no thì được 1 muôn cá (1 vạn), ghe nào ít cũng 5 thiên (5.000 con cá). Mỗi tháng đi 2 chuyến, cuộc sống của ngư dân hồi ấy sung túc lắm”, ông Nguyễn Quốc Chinh chia sẻ.
 
Mỗi lá cờ Tổ quốc trên tàu cá là mỗi cột mốc chủ quyền sống động của ngư dân.
Ngẫm nghĩ 1 lát, ông Chinh tiếp tục nói trải lòng: “Cách đây hàng trăm năm, tổ tiên của chúng tôi đã khoác áo lính gia nhập đội hùng binh Hoàng Sa đi ra đảo Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền, đo đạc thủy trình, săn lượm sản vật theo lệnh triều đình. Tiếp đến là nhiều thế hệ ông cha của chúng tôi tiếm tục gắn bó với ngư trường Hoàng Sa bằng những chiếc ghe buồm để đánh bắt thủy sản.
Rõ ràng Hoàng Sa là của Việt Nam, là ngư trường truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ấy vậy mà lâu nay ngư dân Lý Sơn đi đánh bắt trên ngư trường này cứ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Vào năm 2014, Trung Quốc còn ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên ngư trường truyền thống của ngư dân đất đảo, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Rồi bây giờ tiếp tục đưa tàu Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, rõ ràng họ đang xâm phạm chủ quyền của đất nước ta”.  
Một lòng bám biển
Từ những chiếc thuyền buồm, đến nay huyện đảo Lý Sơn đã có đến 450 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có gần 300 chiếc có công suất từ 90CV trở lên chuyên khai thác xa bờ. Từ những nghề đánh bắt gần bờ như lưới cá chuồn, cá trích, cá sơn và câu mực; những năm gần đây ngư dân Lý Sơn đã vươn khơi xa với những tàu cá công suất lớn, nhiều tàu được đóng bằng vật liệu thép vững chãi với những nghề lặn khơi, nghề lưới vây ngày, vây đêm.
Trong những chuyến biển, ngư dân Lý Sơn không quản ngại sóng to gió dữ, họ chỉ ngại bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, không cho đánh bắt trên chính ngư trường truyền thống của người dân đất đảo. Tuy nhiên, không khó khăn nào ngăn được lòng kiên tâm bám biển của ngư dân Lý Sơn.
Ví như ngư dân Nguyễn Chí Thạnh, hiện là thuyền trưởng tàu cá QNg - 46093 TS ở thôn Tây, xã An Hải (huyện Lý Sơn), người bắt đầu bám biển bằng nghề đi bạn từ năm 16 tuổi, vì thế năm nay anh mới chỉ 35 tuổi mà đã có đến 19 năm sống đời “ăn đằng sóng nói đằng gió”. Cách đây 9 năm, anh Thạnh thực sự làm chủ được chiếc tàu cá mang số hiệu QNg - 6517 TS, vào thời điểm ấy, anh là ngư dân trẻ nhất huyện đảo Lý Sơn làm chủ chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ. Và cũng ít có ai như anh, làm chủ tàu cá mới 5 năm mà đã 4 lần lần gặp nạn trên biển.
 
Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh, người bị nạn liên hoàn trên biển nhưng vẫn không ngơi kiên tâm bám biển.
Tai nạn đến với ngư dân Thạnh gần như là “liên hoàn”, hết bị Trung Quốc bắt tàu đòi tiền chuộc vào năm 2009, đến bị cháy ca bin tàu, rồi bị tàu Trung Quốc tấn công phá hoại, tịch thu toàn bộ tài sản khi đang đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa, thiệt hại gần 500 triệu đồng. Chưa hết, vào giữa năm 2014, Thạnh tiếp tục bị cháy hoàn toàn chiếc tàu cá trị giá gần 1,3 tỷ đồng khi đang trên đường đi ra ngư trường Hoàng Sa.
Truân chuyên là vậy, nhưng Thạnh không chút nãn lòng. Những ngày gần đây, tại thời điểm Cơ quan quản lý nghề cá của Trung Quốc đơn phương ra thông báo cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt trên các vùng biển, trong đó có 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa; và mới đây Trung Quốc tiếp tục đưa tàu Hải Dương 8 và những tàu hộ vệ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tàu cá QNg 46093 (420CV) của anh Thạnh vẫn không ngơi bám biển.
Đó chỉ là 1 trường hợp đơn cử, sự kiên cường bám biển hầu như đã nằm “trong máu” của hầu hết ngư dân Lý Sơn. “Ngư dân Lý Sơn ra khơi không có tấc sắt, nhưng phải thường xuyên đối mặt với tàu chấp pháp của Trong Quốc với tàu to và vũ khí hiện đại, tuy nhiên ngư dân không hề nao lòng. Bây giờ, họ không thể cắm cột mốc trên biển như tổ tiên ngày xưa, nhưng ngư dân Lý Sơn quan niệm mỗi lá cờ tổ quốc gắn trên mỗi tàu cá khi đánh bắt trên biển chính là những cột mốc sống, nên họ rất quyết tâm bám biển”, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, khẳng định.
Cũng theo ông Chinh, điểm tựa của ngư dân Lý Sơn là mối gắn bó với nhau trong nghiệp đoàn nghề cá. Từ khi huyện Lý Sơn thành lập nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải với 59 tàu đánh bắt xa bờ tham gia và nghiệp đoàn nghề các xã An Vĩnh với 32 tàu tham gia, ngư dân đánh bắt khơi xa không còn đơn độc bởi đã có sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi bị tàu gặp nạn hoặc bị tàu Trung Quốc hiếp đáp, nên họ rất yên tâm bám biển. “Riêng Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, từ khi thành lập đến nay đã có 53 trường hợp cứu nạn thành công. Các tàu trong nghiệp đoàn không chỉ tham gia cứu hộ các tàu bị nạn trong nước, mà mới đây còn cứu nạn thành công 32 ngư dân Trung Quốc”, ông tự hào Chinh cho hay.

“Chúng tôi phối hợp với lực lượng chức năng của tỉnh, thành lập 15 tổ an ninh để giúp nhau trên biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mỗi ngư dân ra khơi đều xác định mình là 1 dân quân tự vệ biển, nên họ luôn có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát biển khi hoạt động”, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải.

Vũ Đình Thung (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.