Bài 1: Điệp khúc chậm-gia hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau đợt giám sát 4 ngày do HĐND tỉnh tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện tiến độ thi công các công trình xây dựng giao thông do Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư (gồm các công trình: tỉnh lộ 663, huyện Chư Prông; cầu bắc qua suối Kram, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa; cầu bắc qua sông Ba, huyện Ia Pa và cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh, TP. Pleiku), nhiều vướng mắc đã bộc lộ. Và đã đến lúc, các chế tài trong hợp đồng kinh tế “chậm tiến độ” phải được xử lý nghiêm minh.
 

Công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh. Ảnh: H.D
Công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh. Ảnh: H.D

Chậm trễ bàn giao mặt bằng, năng lực đơn vị thi công kém, sự chưa kịp thời, sâu sát trong quản lý của chủ đầu tư cũng như tình hình trượt giá một cách khó lường là những nguyên nhân khiến các công trình này chậm tiến độ. Thậm chí công trình đã được UBND tỉnh gia hạn thêm thời gian nhưng vẫn không đảm bảo tiến độ cũng không nằm ngoài những nguyên nhân trên.

4 năm mới giải phóng hoàn toàn mặt bằng

Là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các xã phía Bắc huyện Đak Đoa nên tháng 3-2006, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 16 tỷ đồng. Nội dung dự án là cải tạo, nâng cấp tuyến đường cũ, đồng thời xây mới một cây cầu qua suối Kram. Dự án khởi công tháng 10-2008, dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2009.

Theo đó, để mở rộng tuyến đường, 14 hộ dân nằm dọc trục đường này phải di dời một phần hoặc toàn bộ nhà cửa. Qua tuyên truyền, vận động, 12 trên tổng số 14 hộ đồng tình, thống nhất với phương án di dời. Song 2 hộ (Nguyễn Hưng Thành và Trần Văn Cương, thôn 3, xã Đak Krong) có nhà án ngữ ở bên kia chân cầu vẫn không chấp nhận di dời do không đồng ý với phương án đền bù của chính quyền địa phương, dù rằng Hội đồng Đền bù Giải phóng mặt bằng huyện Đak Đoa đã áp mức giá cao nhất trong khung quy định của Nhà nước. Đây là nguyên nhân khiến công trình nắn tuyến tỉnh lộ 670B (nhánh rẽ) bị gián đoạn.

Ông Đinh Màu-Giám đốc Công ty TNHH Trung Kiên, đơn vị thi công đoạn chỉnh tuyến cho biết: “Đến tháng 12-2012, UBND huyện mới thực hiện xong phần giải phóng mặt bằng. Từ đó đến nay, giá nguyên-vật liệu, nhân công… đã trượt đến… 4 tỷ đồng. Vì vậy, chúng tôi đang chờ điều chỉnh mức đầu tư mới tiến hành thi công”. Đối với công trình này, Sở Giao thông-Vận tải đã có tờ trình UBND tỉnh đề nghị được điều chỉnh lại tổng mức đầu tư để nhà thầu tiếp tục thi công.

Cũng là dự án do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tại TP. Pleiku là cây cầu dây văng dầm thép, được UBND phê duyệt tại Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 26-5-2009 với tổng mức đầu tư 19,58 tỷ đồng. Đến ngày 4-11-2010, Quyết định số 1603/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 28,453 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đà Nẵng. Công trình khởi công tháng 5-2011, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12-2012.

Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 9-2012, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh mới cơ bản bàn giao mặt bằng. Cộng với nhiều nguyên nhân khác đến thời điểm hiện tại, dự án mới hoàn thành kết cấu phần dưới, 2 trụ, lắp hệ thống dầm dọc, ngang, khối lượng thực hiện ước khoảng 65%. Hiện tại, công trình gần như bỏ hoang! Thậm chí các loại xe tải, xe cẩu phục vụ thi công lâu ngày đã hư hỏng, xuống cấp…

Dân khổ sở vì đường sá

Tỉnh lộ 663 được làm từ năm 1998. Đây được coi là tuyến đường huyết mạch của huyện Chư Prông. Thời gian tồn tại quá lâu khiến con đường bị xuống cấp trầm trọng. Do đó, UBND tỉnh, tại Quyết định số 587/ QĐ-UBND ngày 24-9-2009 đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh lộ 663, từ km 0 đến km 13+728 với tổng mức đầu tư khoảng 33,9 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu.

 

Cầu qua sông Ba. Ảnh: H.D
Cầu qua sông Ba. Ảnh: H.D

Đơn vị thi công công trình này là Công ty TNHH Hoàng Nhi. Công trình khởi công tháng 11-2009, dự kiến hoàn thành vào tháng 5-2011 và đã được UBND tỉnh gia hạn tiến độ đến ngày 31-12-2012. Tuy nhiên đến nay, công trình chỉ mới thi công xong hệ thống thoát nước, nền đường, hoàn thành 8/13,7 km, giá trị thực hiện công trình đạt 63,5% giá trị hợp đồng.

Sự chậm trễ hoàn thành khiến tỉnh lộ 663 trở nên bong tróc, ổ gà, ổ voi khiến bất cứ ai đi qua đây, nhất là mùa mưa đều phải ngán ngẩm. Ông Nguyễn Huy Hoạt-Chủ tịch UBND xã Ia Phìn (nơi tuyến đường đi qua) cho biết: “Bà con sống hai bên đường khổ sở lắm. Mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì lầy lội. Đến vụ thu hoạch nông sản lại trúng mùa mưa nên không vận chuyển được, bán cho thương lái thì bị ép giá”.

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ cắt giảm chi tiêu công nên năm 2010 và 2011, công trình không được bố trí vốn và chỉ mới thực hiện được 60% khối lượng thì bị dừng lại. Đến năm 2012, công trình được bố trí lại vốn, song nhà thầu cũng không đẩy nhanh được tiến độ. UBND tỉnh đã gia hạn đến tháng 12-2012 nhưng đến nay, công trình dở dang vẫn hoàn dang dở!

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm