Ảnh ý tưởng: Sáng tạo đi đôi với trách nhiệm xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ phản ánh cái đẹp đơn thuần, các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) ngày càng ý thức rất rõ trách nhiệm xã hội đi đôi với chức nghiệp. Và, thể loại ảnh ý tưởng đã “chắp cánh” cho họ thỏa sức sáng tạo, từ đó truyền tải những thông điệp đang được cả xã hội quan tâm.

1. Năm 2022 là năm thứ 2 Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đưa thể loại ảnh ý tưởng vào Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam. Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm ảnh ý tưởng được trưng bày và trao giải thưởng cho thấy những thể nghiệm mới, ý tưởng độc đáo thể hiện suy nghĩ, quan điểm của người nghệ sĩ trước nhiều vấn đề “nóng” trong cuộc sống và giá trị chân-thiện-mỹ. Tại Gia Lai, nhiều tác giả cũng quan tâm, thử sức ở thể loại này và gặt hái một số thành công nhất định.

Tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại ảnh ý tưởng của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hòa Carol.
Tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại ảnh ý tưởng của NSNA Hòa Carol.


Tại cuộc thi năm 2022, Hội đồng nghệ thuật đã chọn 250 tác phẩm của 187 tác giả trưng bày tại triển lãm; trong đó, thể loại ảnh hiện thực có 232 tác phẩm, thể loại ảnh ý tưởng có 18 tác phẩm. Về thể loại ảnh ý tưởng, Hội đồng nghệ thuật chỉ trao 3 giải khuyến khích (không có vàng, bạc, đồng) và Gia Lai có 2 tác phẩm đạt giải gồm: “Ước mơ vùng cao” của tác giả Trần Văn Hùng (Hùng Hoa Lư) và “Hiểm họa sử dụng điện thoại khi lái xe” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol).

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hòa Carol chia sẻ: Ảnh ý tưởng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng sáng tạo và hình thức thể hiện thông qua các thủ pháp, phương tiện kỹ thuật của nhiếp ảnh. Nghĩa là, ảnh ý tưởng chấp nhận sự dàn dựng, phi thực tế, miễn là thông điệp truyền tải đủ mạnh mẽ, sắc bén, rõ ràng. Điều này phá vỡ quy chuẩn của nhiếp ảnh Việt Nam lâu nay là không chấp nhận sự can thiệp của kỹ thuật vào tác phẩm. Chính sự sáng tạo không giới hạn mà thể loại ảnh này mang lại đã khích lệ anh gửi tác phẩm tham gia dự thi.

Không ít người giật mình khi ngắm tác phẩm “Hiểm họa sử dụng điện thoại khi lái xe” của NSNA Hòa Carol. Trong ảnh là đôi vợ chồng vô tư sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô ngang qua khu vực trường học. Họ không hề hay biết rằng, hành động đó trực tiếp đe dọa đến tính mạng cô bé học sinh đang qua đường. Vẻ thảng thốt của cô bé qua đôi mắt lộ vẻ kinh hoàng in ở gương chiếu hậu trong xe ô tô khiến người xem thót tim. Thông điệp mạnh mẽ từ tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm cho người xem, đó là nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

Trước đó, tại Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2020, NSNA Hòa Carol cũng từng đạt huy chương đồng thể loại ảnh ý tưởng với tác phẩm “Nỗi đau bên trong cổ”, phản ánh tác hại của khói thuốc đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, anh còn có 2 tác phẩm được chọn triển lãm liên quan đến chủ đề dịch Covid-19, trong đó bức ảnh chụp một em bé ngồi giữa vỏ trứng giơ tay nhận chiếc khẩu trang mang lại những cảm xúc thú vị, tái hiện một thời kỳ mà đến trẻ con mới chào đời cũng phải quan tâm đến khẩu trang. “Tuy là ảnh photoshop nhưng vẫn phải chỉn chu từ ánh sáng, bố cục cho đến màu sắc, tỷ lệ, đòi hỏi kỹ thuật “cao tay”. Có như vậy mới giúp truyền thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, lan tỏa đến mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội”-NSNA Hòa Carol cho hay.

2. Không chỉ thu hút những NSNA trẻ tuổi, năng động, thể loại ảnh kén người chơi này còn hấp dẫn nhiều tay máy kỳ cựu ở Gia Lai. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư là một trong số đó. “Có thể chụp nhiều tấm, nhiều bối cảnh rồi cắt ghép bằng kỹ thuật photoshop nhưng phải khéo léo, làm sao để người xem bị thuyết phục ý tưởng gửi gắm  trong đó”-NSNA Hùng Hoa Lư chia sẻ bí quyết.

Tác phẩm “Ước mơ vùng cao” của NSNA Hùng Hoa Lư.
Tác phẩm “Ước mơ vùng cao” của NSNA Hùng Hoa Lư.


Cũng công phu và tâm huyết, người xem không khỏi rung cảm trước tác phẩm “Ước mơ vùng cao” vừa đạt giải khuyến khích Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2022. Bức ảnh chụp cậu bé Jrai bay lên bầu trời cao rộng cùng chiếc chong chóng trên tay, môi nở nụ cười rạng rỡ; bên dưới là các bạn cũng đang hớn hở với chong chóng xoay tít trong gió. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư chia sẻ về ý tưởng của bức ảnh: “Cuộc sống của các em nhỏ vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tôi muốn thông qua tác phẩm thể hiện ước mơ và khao khát của các em, đó là được bay lên, vươn cao”.

Cũng với ý tưởng hết sức bay bổng, một tác phẩm khác được anh gửi dự thi là “Cánh đồng thời kỳ đổi mới” với bối cảnh là 2 đứa trẻ cưỡi trâu bay trên mây, xa xa là nhà, là phố. Thỏa sức sáng tạo để mang lại nghệ thuật thị giác độc đáo, NSNA Hùng Hoa Lư đã dẫn dắt người thưởng lãm đi vào một thế giới tuổi thơ đầy mơ tưởng, huyễn hoặc nhưng không xa rời mong ước xã hội đổi mới.

Rõ ràng, từ phông nền hiện thực kết hợp với ý tưởng mới lạ, ảnh ý tưởng đã tạo sức hút khó cưỡng, hàm chứa những thông điệp và triết lý sâu xa. Tùy vào tư duy và quan điểm nghệ thuật của mỗi tác giả mà ảnh ý tưởng lúc thì bật lên tinh thần phản biện sắc bén, trực diện, lúc lại tìm về khoảnh khắc lắng đọng, sáng tươi. Song, tựu trung chúng đều thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của người cầm máy. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư nhìn nhận: Còn nhiều vấn đề cần được quan tâm phản ánh, ví dụ như sự phát triển của công nghệ đã làm chia cắt, mất kết nối trong quan hệ gia đình, bè bạn… “Tôi từng chứng kiến một nhóm bạn đến quán cà phê cùng nhau nhưng mỗi người chỉ cắm cúi với chiếc điện thoại riêng mình. Bữa cơm nhiều gia đình bây giờ cũng thế”-anh nêu thực trạng. Trong khi đó, NSNA Hòa Carol cũng bộc bạch dự định ấp ủ trong thời gian tới ở thể loại ảnh ý tưởng, đó là sáng tạo những tác phẩm về những vấn đề nhức nhối ở một số lĩnh vực như: giáo dục, giao thông, môi trường, nạn bạo hành trẻ em và phụ nữ…

 

 PHƯƠNG DUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.