An Khê: Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cùng với các chương trình, chính sách của Trung ương và của tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê đã lồng ghép nhiều chương trình, nguồn vốn để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Cùng với đó, UBND thị xã còn phối hợp với và Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển miền núi Gia Lai, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Gia Lai trợ cấp các mặt hàng cho người dân 4 làng tại 2 xã Song An và Tú An, gồm: 6.890 kg muối i ốt cho 353 hộ dân; cấp giống cây trồng, phân bón cho 273 hộ, với kinh phí 88,5 triệu đồng; cấp 20 con bò giống cho 20 hộ. 
Trao đổi về những đổi thay của địa phương, ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Xã có 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số là Pơ Nang, Nhoi và Hòa Bình, có 222 hộ với gần 838 khẩu người Bahnar. Hiện 3 làng đồng bào dân tộc còn 39 hộ nghèo. 

Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và nguồn lực địa phương, từ năm 2019  đến nay, xã Tú An đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng (vốn ngân sách trên 3,5 tỷ đồng) để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh. Tại làng Hòa Bình, từ khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới đến nay đã được đầu tư gần 2 tỷ đồng. Xã cũng đã thu hồi hơn 2 ha đất để quy hoạch khu dân cư làng Hòa Bình và các tuyến đường nội làng; xây dựng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng rộng gần 200 m2; di dời và xây mới 16 căn nhà cho các hộ dân về nơi ở mới; cấp hỗ trợ 198 cây mít thái cho hộ nghèo, triển khai xây dựng các nhà vệ sinh, bể chứa nước cho các hộ dân sử dụng.

6.Khu dân cư làng Hòa Bình (xã Tú An) được quy hoạch tổng thể có diện tích hơn 2 ha được bố trí cho 113 hộ di dời, mỗi hộ được 500 m2 để làm nhà ở.
Khu dân cư làng Hòa Bình (xã Tú An) được quy hoạch tổng thể với diện tích hơn 2 ha, bố trí cho 113 hộ di dời, mỗi hộ được cấp 500 m2 để làm nhà ở.
1.Nhờ có các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã An Khê có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các công trình điện, đường, trường, trạm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân.
Nhờ có các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã An Khê có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các công trình điện, đường, trường, trạm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân.
3.Chị em phụ nữ xã Tú An chung tay giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Chị em phụ nữ xã Tú An chung tay giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
4.Ông Hồ Dương (làng Pơ Nang, xã Tú An) là một trong những người còn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống.
Ông Hồ Dương là một trong những người còn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống ở xã Tú An.
7.Công trình nước sạch ở xã Tú An được đầu tư gần 300 triệu đồng gồm giếng khoan, bể chứa nước và hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời.
Công trình nước sạch ở xã Tú An được đầu tư gần 300 triệu đồng gồm giếng khoan, bể chứa nước và hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời.
8.Làng Hòa Bình được đầu tư trên 500 triệu đồng để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Làng Hòa Bình được đầu tư trên 500 triệu đồng để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
 ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.