An Khê: Cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động phòng cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) khu vực An Khê (thuộc Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh) đã tăng cường tuyên truyền, phối hợp diễn tập, chủ động ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến cháy tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã.
Công ty MDF Vinafor Gia Lai có 3 xưởng sản xuất chính và 3 xưởng cơ khí, băm dăm và chà nhám phụ trợ. Trong các xưởng chế biến có hệ thống điện, hệ thống máy móc, trang-thiết bị phục vụ sản xuất. Ngoài ra, mỗi ngày, Công ty nhập khoảng 3.000 tấn gỗ keo, bạch đàn. Đây chính là những yếu tố có nguy cơ cháy nổ cao. Ông Nguyễn Văn Tùng-Phó Giám đốc Công ty-cho biết: “Lãnh đạo Công ty luôn coi việc phòng-chống cháy nổ là nhiệm vụ tối quan trọng, cấp thiết. Do đó, song song với việc tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc PCCC cho cán bộ, nhân viên, người lao động, Công ty rất quan tâm đầu tư trang-thiết bị PCCC”.
Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC-CNCH khu vực An Khê hướng dẫn nhân viên một cơ sở kinh doanh cách sử dụng bình cứu hỏa. Ảnh: N.M
Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC-CNCH khu vực An Khê hướng dẫn nhân viên một cơ sở kinh doanh cách sử dụng bình cứu hỏa. Ảnh: N.M
Cũng theo ông Tùng, Công ty MDF Vinafor Gia Lai chú trọng đến công tác phòng ngừa là chính và chủ động phòng cháy theo phương châm “4 tại chỗ”. Để thực hiện phương châm đề ra, tại các nhà xưởng, bãi tập kết nguyên liệu hay sản phẩm hoàn thành, Công ty bố trí 12 trụ nước, 46 vòi bơm, 59 bình cứu hỏa, 39 mặt nạ phòng độc, 46 lăng chữa cháy; xây một bể nước chính có dung tích 200 m3 và một bể phụ 100 m3; đầu tư 2 máy bơm chữa cháy động cơ diesel và động cơ xăng... Bên cạnh sự quan tâm đầu tư trang-thiết bị PCCC, Công ty còn thành lập đội PCCC với 15 người. Tất cả các thành viên trong đội PCCC đều có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và được trang bị đèn pin chuyên dụng, ủng, găng tay, loa pin, bộ đàm… 
“Nhằm chủ động ứng phó nếu xảy ra sự cố cháy, hàng năm, Công ty tự tổ chức cho cán bộ, nhân viên và đội PCCC diễn tập tình huống giả định. Hai năm một lần, Công ty phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC-CNCH khu vực An Khê tổ chức diễn tập PCCC và tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC cho nhân viên, người lao động. Ngoài ra, hàng năm, Công ty còn xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí khoảng 60 triệu đồng để mua sắm, bổ sung, thay thế các trang-thiết bị PCCC, đảm bảo công tác PCCC hiệu quả”-ông Tùng nhấn mạnh.
Công tác phòng-chống cháy nổ cũng được Trung tâm nội thất, điện máy Minh Chính hết sức quan tâm. Ông Nguyễn Văn Chính-chủ cơ sở-cho hay: Chúng tôi có 2 địa điểm bán hàng trên địa bàn thị xã An Khê. Do các mặt hàng nội thất, điện máy có nguy cơ cháy nổ cao và các địa điểm bán hàng nằm xen kẽ với nhà dân nên chúng tôi thường xuyên nhắc nhở nhân viên chú trọng phòng ngừa cháy nổ, sắp xếp hàng hóa gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện, đường dây điện… “Hiện nay, tại các địa điểm bán hàng, chúng tôi đã trang bị 12 bình cứu hỏa đặt ở các vị trí dễ nhìn, dễ lấy nhằm kịp thời xử lý khi có sự cố cháy xảy ra; xây bể chứa nước gần 20 m3 và lắp máy bơm chữa cháy. Nhân viên của trung tâm hầu hết đã được tham dự các lớp tập huấn kỹ năng PCCC do Đội Cảnh sát PCCC-CNCH khu vực An Khê tổ chức”-ông Chính chia sẻ thêm.
Theo Trung tá Trần Đăng Khoa-Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê: Thời gian qua, Đội đã đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, tập trung vào các chuyên đề chuyên sâu, cảnh báo và hướng dẫn người dân cách thức xử lý, thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đội cũng tăng cường truyền thông tại các cơ sở trường học, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng số 3.450 người tham gia; xây dựng 4 phóng sự, đưa 10 tin, bài tuyên truyền về công tác PCCC… Từ đó, nhận thức của các chủ doanh nghiệp, người dân trong việc PCCC đã được nâng cao, góp phần phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra. 
“Từ nay đến cuối năm, Đội tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khu vực các chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tăng cường PCCC; tổ chức phương án diễn tập chữa cháy cho các cơ sở có nguy cơ cao về cháy nổ; tăng cường kiểm tra và xử phạt các cơ sở vi phạm quy định về PCCC; đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tại khu dân cư, trường học… Đội cũng sẽ tổ chức huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ nhằm nâng cao hơn nữa kỹ thuật, kỹ năng chữa cháy; duy tu bảo dưỡng trang-thiết bị, phương tiện, đảm bảo sẵn sàng khi có sự cố cháy nổ xảy ra”-Trung tá Khoa thông tin thêm.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh xảy ra 3 vụ cháy (1 vụ cháy nhà dân do sự cố hệ thống điện và 2 vụ cháy mía), giảm 9 vụ so với cùng kỳ năm 2018.
 Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.