Ăn cà rốt luộc có tác dụng gì với sức khoẻ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cà rốt là loại rau củ rất tốt cho sức khoẻ, vậy ăn cà rốt luộc có tác dụng gì với sức khoẻ?

Cà rốt là loại rau củ phổ biến của người Việt Nam. Cà rốt không chỉ ăn ngon mà còn tốt cho sức khoẻ. Vậy, ăn cà rốt luộc có tác dụng gì?

Ăn cà rốt luộc có tác dụng gì với sức khoẻ?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của việc ăn cà rốt luộc như sau:

Hỗ trợ thị lực

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ thị lực. Trong khi đó, loại quả này chứa nhiều thành phần Beta Carotene, đây là hợp chất tiền vitamin A do chúng có thể chuyển hóa thành vitamin A nhanh chóng.

Ngay khi được tiếp nhận vào cơ thể, hợp chất này sẽ kích thích các dây thần kinh mắt hoạt động khỏe hơn, giảm các nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới mắt như đục thủy tinh thể, mờ mắt.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

8% kali và chất xơ trong cà rốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong sự hoạt động hàng ngày của trái tim. Dưỡng chất này không chỉ giúp các mạch máu được thư giãn mà còn giúp huyết áp luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế được các bệnh liên quan tới tim mạch như: nhồi máu cơ tim, co thắt cơ tim.

Cùng với thành phần chất xơ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hỗ trợ làm giảm các Cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe con người.

Đẹp da

Cà rốt là loại rau củ chứa nhiều thành phần chống Oxy hóa, đặc biệt tốt cho làn da của chị em phụ nữ. Đây là thực phẩm hữu hiệu giúp làm đẹp da, ngăn chặn sự hình thành của các nếp nhăn, vết sạm và giúp da luôn căng bóng sáng ngời.

Ngoài việc ăn trực tiếp qua các món được chế biến thì chị em có thể ép uống sinh tố cũng rất tốt. Nếu ép riêng khó uống thì chị em có thể mix cà rốt với táo, dứa cũng được loại thức uống vừa ngon miệng, vừa rất tốt cho sức khỏe làn da.

Cà rốt rất tốt cho sức khoẻ

Cà rốt rất tốt cho sức khoẻ

Hỗ trợ miễn dịch

Cơ thể khi tiếp nhận lượng vitamin C dồi dào có trong cà rốt sẽ tăng cường hình thành các kháng thể khỏe mạnh, hỗ trợ và bảo vệ bức tường miễn dịch. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt và chuyển hóa các chất, giữ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Giảm xác suất đột quỵ

Cà rốt chứa canxi pectate, loại chất xơ thực vật hòa tan trong nước có thể giúp giảm cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ.

Giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư

Khi cà rốt nấu chín, các chất trong nó sẽ phát huy tối đa khả năng như bổ sung lượng beta-caroten thích hợp khiến tế bào ung thư gan giảm đi; β-caroten đi vào đường tiêu hóa của con người có thể nâng cao khả năng chống lại ung thư ruột kết của ruột.

Ngoài ra, nó còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi ăn cà rốt

Cà rốt rất tốt cho sức khoẻ nhưng khi ăn nhất định phải nhớ những điều dưới đây:

- Không nên hầm cà rốt kèm các món ăn khác bởi trong cà rốt có rất nhiều nitrat. Nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri - hoạt chất gây độc.

- Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

- Mỗi lần ăn, các bà nội trợ chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần, người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.