Ám ảnh lá ngón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ mất chừng 0,31 giây để cho ra hơn 651.000 kết quả trên Google liên quan đến lá ngón. Ở vùng cao của huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), người dân thường chọn lá ngón để giải quyết những mâu thuẫn, bí bách trong cuộc sống.
Nỗi đau dai dẳng 
Ông Nguyễn Đỗ Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) thừa nhận với chúng tôi rằng, việc kiểm soát người dân dùng lá ngón để giải quyết mâu thuẫn, bí bách trong cuộc sống đang lâm vào cảnh bế tắc; dù đã dùng mọi cách để tuyên truyền, vận động người dân nhưng không có kết quả.
Toàn xã có 7 thôn, 38 nóc, 900 hộ với hơn 4.800 nhân khẩu, thì có đến gần 60% là hộ nghèo. Từ khoảng năm 2017 đến nay, đã có hơn 10 người chết do lá ngón. Nóc Măng Lâng (hay còn gọi là Măng Lưng) thuộc thôn 3, xã Trà Cang là nơi xảy ra nhiều trường hợp tự tử vì lá ngón nhất. 
 
Gia đình ông Hồ Văn Xuất vẫn còn ám ảnh với nỗi đau lá ngón 
Có lẽ, trường hợp của vợ chồng bà Hồ Thị Nê và ông Hồ Văn Xuất đang phải gánh gồng nuôi 7 đứa cháu khi đã cao tuổi là một điển hình của nỗi đau từ lá ngón. Ông bà có 4 người con thì có đến 2 người dùng lá ngón tự tử, những đứa trẻ nhỏ bị bỏ lại bơ vơ.
Bà Nê kể, vào một ngày đầu tháng 8-2018, con dâu bà là Hồ Thị Thiên (32 tuổi) đã dùng lá ngón để kết thúc cuộc đời mình, bỏ lại 3 đứa con thơ dại. Người chồng là Hồ Văn Hai, trước đó cũng vì mâu thuẫn gia đình, túng quẫn nên chọn cách treo cổ để giải quyết. 

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên toàn huyện Nam Trà My trong khoảng 3 năm trở lại đây có chừng hơn 30 trường hợp ăn lá ngón tự tử nhiều trường hợp may mắn được cấp cứu kịp thời.


Cách đó chừng 3 năm, vợ chồng người con trai khác của bà Nê là Hồ Văn Thiên và Hồ Thị Thôi cũng đã chọn lá ngón để ra đi, bỏ lại cho bà 4 đứa cháu nhỏ. “Chẳng thể dự đoán trước được điều gì, vì trước khi mất, chúng không có biểu hiện gì là không muốn sống cả. Nhiều người bảo là do túng quẫn, nghèo khó. Nhưng lâu nay vẫn thế, vẫn sống tốt mà...”, bà Nê gạt nước mắt nhớ lại.
Ngôi nhà lạnh lẽo của bà Nê chẳng ai dám tới, vì đó là nơi có “cái chết xấu” (tự tử bằng lá ngón). “Già, yếu rồi. Không đủ sức lên rẫy nữa. Cũng may là mấy đứa lớn biết lo, nên cũng đỡ”, bà Nê nói. “Thế mấy đứa nhỏ thì sao? Hình như còn đang học mẫu giáo và lớp 1 phải không?”, tôi hỏi. Đáp lại là tiếng thở dài: “Thì cũng còn làng xóm, nhà nước hỗ trợ, rồi cũng rau cháo qua ngày”, bà trả lời.
Nhắc đến lá ngón ở huyện vùng núi này là nhắc đến những câu chuyện bi thảm, như câu chuyện mà chị Hồ Thị Lý kể về cái chết của chồng là Hồ Văn Noan (nóc Măng Lâng, thôn 3). Noan, chồng chị Lý là một cán bộ xã, lao động chính trong gia đình. Trước khi tìm đến lá ngón, anh Noan chẳng hề có mâu thuẫn gì với gia đình hay hàng xóm láng giềng.
Một buổi tối cách đây chừng 1 năm, khi cả 4 mẹ con đang nằm ngủ thì Noan gọi dậy, ngồi nói rành rọt từng câu một: “Người ta gọi tôi rồi, phải đi thôi. Đừng cố gắng cấp cứu làm gì, tôi nấu nước để uống chứ không nhai. Mấy mẹ con ở lại, cố gắng sống”, chị Lý kể. Đó là khoảnh khắc ám ảnh chị Lý cho đến bây giờ. Chị chẳng hiểu mình có làm gì sai để chồng phải tự tử, tại sao đành tâm bỏ lại những đứa con còn rất nhỏ... 
Kỳ vọng ở làng mới
Cách đây chừng 3 năm, tại nóc Măng Dí 4 (xã Trà Nam, huyện Nam Trà My), người dân đã đồng loạt bỏ làng đi vì “cái chết xấu”, mặc cho chính quyền ra sức vận động, ngăn cản. Tất cả cơ sở vật chất, hệ thống điện lưới, giao thông nông thôn vừa được đầu tư phải bỏ ngang. Họ chẳng cần, bởi theo lý của họ, nếu tiếp tục ở đó sẽ có người chết. Chẳng biết “con ma rừng” trong tâm thức họ ra sao, nhưng nó lại có một sức ám ảnh kinh hoàng.
Và giờ, gần 70 hộ dân nóc Măng Lâng đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để chuyển sang ngôi làng mới, cách đó chừng 1km. Nhưng đây là cuộc di dân theo chủ trương của chính quyền địa phương. Theo lý giải của ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Cang, ngọn đồi ở phía sau lưng làng đã bị nứt một đường dài, nguy cơ đổ ập xuống bất cứ khi nào nên phải dời qua làng mới để tránh nguy hiểm khi mùa mưa tới. Chưa bao giờ việc dời làng lại được sự ủng hộ của người dân đến vậy. 
Nói như anh Hồ Văn Sang (27 tuổi, nóc Măng Lâng) là để tìm một vùng đất mới. “Ở đó từ năm 2014 đến nay đã có 7 người chết vì lá ngón rồi. Nhà của họ, 7 ngôi vẫn ở đó, không ai dám bén mảng tới. Giờ dời làng đi, tìm khu đất mới, tránh đi những “cái chết xấu” cứ bám lấy làng nên mừng”, anh Sang bộc bạch.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết, việc di dời nóc Măng Lâng không phải là vì “cái chết xấu” mà bởi nguy hiểm tiềm ẩn, hơn nữa đây cũng nằm trong quy hoạch khu dân cư của huyện đã có từ trước. “Đối với việc người dân, trước tiên phải ngăn chặn được tình trạng uống rượu bất kể thời gian, địa điểm đang tồn tại; thứ nữa là phải tạo công ăn việc làm ổn định thì họ mới thoát ra được cái vòng luẩn quẩn ấy, ông Bửu nói.
Nguyễn Dương (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.